Những doanh nghiệp nức tiếng thu ngàn tỷ mỗi năm sau cổ phần hoá

Vinamilk, Điện Quang, Nhựa Bình Minh đều là các doanh nghiệp đầu ngành sữa, chiếu sáng và ngành nhựa rất thành công sau khi cởi bỏ “tấm áo chật hẹp” doanh nghiệp nhà nước.

Việc cổ phần hóa đã giúp nhiều doanh nghiệp nhà nước gần như được “thay máu”, với mô hình quản trị mới, sở hữu đa thành phần, dẫn đến những màn bứt phá tăng trưởng “thần tốc”.

Vinamik chạm ngưỡng 10 tỷ USD vốn hoá

Vinamilk bắt đầu thực hiện cổ phần hóa (CPH) từ tháng 12/2003, tổng vốn điều lệ của Công ty đạt 1.590 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/10/2005, Nhà nước nắm 60,47% vốn, tương ứng 961,5 tỷ đồng. Ngày 19/1/2006, cổ phiếu của Vinamilk (mã chứng khoán VNM) đã chính thức được niêm yết tại Trung tâm Chứng khoán Tp.HCM với giá khớp lệnh trong phiên giao dịch đầu tiên là 53.000 đồng/cổ phiếu.


Năm 2005, Điện Quang chính thức được cổ phần hoá và năm 2008 được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE với mã giao dịch DQC.

Năm 2005, Điện Quang chính thức được cổ phần hoá và năm 2008 được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE với mã giao dịch DQC.

Cởi dần tấm áo hẹp của doanh nghiệp Nhà nước, thông qua các lần tăng vốn, cho đến hiện tại vốn Nhà nước tại đây còn 45%, không còn nắm quyền chi phối. Bước ngoặt thoái vốn của Nhà nước và sớm lên sàn chứng khoán đã khiến Vinamilk nhanh chóng có thêm đông đảo các nhà đầu tư khác. Đặc biệt, room ngoại của cổ phiếu công ty luôn trong tình trạng lấp đầy suốt nhiều năm.

Là doanh nghiệp hiếm hoi trên thị trường đạt tăng trưởng doanh thu mỗi năm khoảng 22% trong 10 năm nay bất chấp thăng trầm của nền kinh tế. Từ mức chưa đầy 4.250 tỷ đồng năm 2004, Vinamilk thành doanh nghiệp đạt tỷ đô doanh thu vào năm 2011 và cán ngưỡng 46.965 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD) vào năm 2016. Sau 12 năm cổ phần hoá, doanh thu công ty đã tăng 10 lần. Vốn điều lệ công ty tăng gấp 10 lần lên mức 14.514 tỷ đồng. Cổ phiếu VNM sau nhiều lần chia cổ tức, chia thưởng vẫn đều đặn tăng giá, chốt phiên giao dịch ngày 18/9, VNM đạt 149.000 đồng/cổ phiếu. Không chỉ thống trị thị trường sữa nội, Vinamilk còn xuất khẩu ra 31 nước trên thế giới với doanh thu hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Vinamilk hiện cũng là “quán quân” sinh lời lớn nhất sàn chứng khoán với lợi nhuận sau thuế năm 2016 đạt 9.363 tỷ đồng. Hiện Nhà nước đang lên lộ trình thoái vốn tại Vinamilk, giảm sở hữu về 36%. Thoát khỏi mô hình quản lý nhà nước, Vinamilk ngày càng gặt hái được nhiều thành công, doanh thu và lợi nhuận tiếp tục được giới kinh tế trong và ngoài nước kỳ vọng cao. Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo, lợi nhuận năm 2017 của Vinamilk có thể lên tới 11.000 tỷ đồng. Thực tế 6 tháng đầu năm Vinamilk đã đạt lợi nhuận 5.852 tỷ.

Đứng đầu lĩnh vực chiếu sáng, lợi nhuận Điện Quang tăng 52 lần

Được thành lập trước Vinamilk một thập kỷ, Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang (mã chứng khoán DQC) cũng được cổ phần hoá cùng thời với Vinamilk. Sớm trút bỏ “tấm áo Nhà nước” chật hẹp, rời xa ánh hào quang cũng như những nâng đỡ cũng không còn, Điện Quang đã “bứt tốc” mạnh mẽ trở thành doanh nghiệp đứng đầu ngành chiếu sáng tại Việt Nam.

Năm 2005, Điện Quang chính thức được cổ phần hoá và năm 2008 được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE với mã giao dịch DQC. So với thế hệ các doanh nghiệp nhà nước lúc bấy giờ, Điện Quang được cổ phần hoá và niêm yết trên sàn khá sớm, hoạt động ngay sau đó đi vào minh bạch, công khai, tuân theo quy định chặt chẽ của HOSE.

Đây cũng chính là giai đoạn phát triển rất thần kỳ của thương hiệu “vang bóng một thời” đã sống 45 năm tuổi này. Cụ thể, năm 2005, vốn điều lệ của Điện Quang chỉ 23,5 tỷ đồng đến nay đã tăng lên 343,6 tỷ đồng. Tổng tài sản năm 2005 chỉ 218 tỷ đồng thì đến nay đã tăng lên 1.494 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2016 đã tăng gấp 52 lần so với năm 2005. Về doanh thu từ mức 160 tỷ của năm 2005, Điện Quang đã trở thành công ty đạt doanh thu ngàn tỷ, năm 2016 đạt 1.038 tỷ đồng.

Kỷ lục về doanh thu và lợi nhuận nhất của Điện Quang rơi vào năm 2014. Cả sàn chứng khoán đã chứng kiến màn bứt phá của thương hiệu “vang bóng” khi cán mốc doanh thu 1.229 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt mức 307 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của Điện Quang năm đó được xếp vào hàng tốt nhất thị trường.

Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) thuộc top của thị trường chứng khoán, năm 2014 đạt mức 11.200 đồng, năm 2016 là 6.410 đồng và năm 2016 đạt 5.730 đồng.

Ban lãnh đạo công ty cho biết, việc cổ phần hóa sớm, nhanh chóng đưa hoạt động minh bạch công khai trên sàn chứng khoán đã giúp công tác quản trị của công ty tốt hơn. Cổ phần hóa đã giúp Điên Quang chủ động nắm bắt được các cơ hội về đầu tư như đầu tư công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, đầu tư cho công tác nghiên cứu thử nghiệm, thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao cống hiến cho công ty.

Không chỉ chinh phục thị trường trong nước, các sản phẩm của Điện Quang còn là niềm tự hào dân tộc khi lần lượt được xuất khẩu sang 30 quốc gia trên thế giới gồm thị trường Đông Nam Á, khu vực Trung Đông, EU và cả châu Mỹ.

Nhựa Bình Minh dẫn đầu ngành nhựa Việt

Là thương hiệu Việt, thành lập cùng thời với Điện Quang, Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (mã chứng khoán BMP) ra đời năm 1977. Nhựa Bình Minh được cổ phần hoá năm 2004, cuối năm 2006 thì niêm yết cổ phiếu trên HOSE. Kể từ sau cổ phần hoá và niêm yết, Nhựa Bình Minh cũng có màn bứt phá ngoạn mục, trở thành doanh nghiệp dẫn đầu thị trường nhựa.

Năm 2004, Nhựa Bình Minh có doanh thu 338 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 33 tỷ. Sau 12 năm, Nhựa Bình Minh đã đạt doanh số 3.678 tỷ doanh thu và lợi nhuận gần 630 tỷ đồng. Quy mô tổng tài sản của Nhựa Bình Minh năm 2016 đạt 2.185 tỷ đồng, tăng gấp 9 lần so với năm 2014.


Năm 2014, Thị trường chứng khoán chứng kiến sự bứt phá của Điện Quang khi cán mốc doanh thu 1.229 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt mức 307 tỷ đồng

Năm 2014, Thị trường chứng khoán chứng kiến sự bứt phá của Điện Quang khi cán mốc doanh thu 1.229 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt mức 307 tỷ đồng

Con đường thành công chung của rất nhiều thương hiệu Việt thành danh khác đều có điểm chung là cổ phần hoá, sớm thoát khỏi mô hình quản lý kinh tế nhà nước cùng với sự nhạy bén trong tư duy kinh tế thị trường. Có thể kể đến những doanh nghiệp nức tiếng “ăn lên làm ra” vẫn giữ vững thương hiệu Việt với lợi nhuận từ vài trăm đến hàng nghìn tỷ mỗi năm như Bibica, Vinacafe Biên Hòa, Nhựa Tiền Phong, Sabeco, Habeco, Vinaseed, REE, Coteccons…

Chẳng hạn, trước khi cổ phần hóa, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam lỗ 1.666 tỷ (năm 2011). Sau khi cổ phần hóa đã có lợi nhuận hơn 5.147 tỷ đồng và doanh thu 123.127 tỷ năm 2016. Đây là năm Petrolimex đạt mức kỷ lục cả về doanh thu lẫn lợi nhuận.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa hầu hết đều sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, nộp ngân sách và thu nhập của người lao động được nâng lên.

Ông Nguyễn Duy Long (Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính) đánh giá, một trong những minh chứng đúng đắn cho chủ trương đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đó là những điển hình doanh nghiệp sau cổ phần hoá thành công, hiệu quả hoạt động cải thiện mạnh mẽ.

Số liệu báo cáo của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá giai đoạn 2011-2015 cũng cho thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của năm sau đều tăng hơn so với năm trước cổ phần hoá: Vốn điều lệ tăng 72%; tổng tài sản tăng 39%; vốn chủ sở hữu tăng 60%; doanh thu tăng 29%; lợi nhuận trước thuế tăng 49%; nộp ngân sách tăng 27%; thu nhập bình quân của người lao động tăng 33%.

Ông Long khẳng định việc cổ phần hoá gắn với niêm yết cũng đã giúp tăng cường với sự kiểm tra giám sát của xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp; tạo áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp này phải tiếp cận với phương thức quản trị mới, công khai hơn, minh bạch hơn, tự chủ hơn và hiệu quả hơn.

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đánh giá cổ phần hoá là cách để các doanh nghiệp nhà nước bỏ thói quen trông vào sự hỗ trợ của Nhà nước, tham gia thật sự vào thị trường. Môi trường kinh doanh Việt Nam cũng hưởng lợi lớn từ việc này.

Hà Anh

Những doanh nghiệp nức tiếng thu ngàn tỷ mỗi năm sau cổ phần hoá - 3