Những biểu tượng quảng cáo ấn tượng nhất thế kỷ 20
(Dân trí) - Có mặt trong danh sách đều là những hình tượng quảng cáo nổi tiếng của các thương hiệu lớn trên thế giới. Đây đều là những hình ảnh lưu dấu ấn mạnh mẽ nhất trong lòng người tiêu dùng.
Dưới đây là những biểu tượng quảng cáo ấn tượng nhất thế kỷ 20
Ngày giới thiệu: 1939 (lần đầu quảng cáo trên tạp chí)
Nhà thiết kế: Stuart Peabody, Giám đốc quảng cáo của hãng Borden.
Được tạo ra vào những năm 1930 để thay đổi hình tượng nghèo nàn của những hãng sản xuất sữa, hình tượng quảng cáo này thậm chí được giới thiệu bằng một chú bò thật. Chú bò của Công ty sữa Borden đã “kết hôn” với chú bò Elmer (hình tượng quảng cáo của công ty Elmer) và sau đó sinh ra hai chú bê mang tên Beulah và Beauregard.
Chú bò Elsie sau đó đã được nằm trong top 10 biểu tượng quảng cáo hàng đầu của thế kỷ vào năm 2000. Thậm chí, cái tên Elsie còn được đặt cho Nữ hoàng Dairyland ở Wisconsin.
Ngày giới thiệu: 1951
Nhà thiết kế: Công ty Leo Burnett
Sau ngày giới thiệu hình tượng này, chú hổ Tony bắt đầu được nhân bản vào những năm 1970. Chú đã được nhập quốc tịch Ý, Mỹ và có một gia đình đầy đủ bao gồm mẹ Tony, vợ Tony, con gái Antoinette và con trai Tony. Trong một phiên bản mới, Tony đóng vai trò là linh vật chính thức của Kellogg.
Năm 1974, Tony xuất hiện trên trang bìa của tạp chí GQ và đoạt giải "chú hổ của năm" trong một mẫu quảng cáo “vay mượn” từ ý tưởng năm con hổ của Trung Quốc.
Ngày giới thiệu: 1898
Nhà thiết kế: Edouard Michelin, O’Galop, DDB Needham Worldwide.
Biểu tượng của hãng lốp xe nổi tiếng thế giới được tạo ra trông giống như một anh chàng béo mập làm từ lốp xe. Michelin không biết nói, mục đích là để đại diện cho tính cách mạnh mẽ và lặng thầm. Tên thực của Michelin là Bibendum, theo tiếng Latin có nghĩa là "phải uống hết". Ý nghĩa này gắn liền với tiều chí công nghệ mới của công ty, theo đó, mỗi chiếc lốp xe có thể vượt mọi chướng ngại vật trên những con đường gồ ghề. Ngoài ra, từ "Michelin " theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "những ngấn mỡ trên người béo".
Ngày giới thiệu: 1893
Thiết kế: Chris Rutt, công ty Davis Milling
Trong năm 1893, biểu tượng thương hiệu của công ty Quaker Oats là một người đàn bà da đen mang tên "Mammy". Người này mang chiếc tạp dề và quấn khăn kẻ ô xung quanh đầu, tượng trưng cho sự hấp dẫn của những món ăn truyền thống trong nước. Bắt đầu từ những năm 1960, một số kiến nghị đã được gửi đến công ty để yêu cầu loại bỏ biểu tượng người phụ nữ da đen trong một hình ảnh đã lỗi thời này. Sau đó, Quaker Oats đã phải cải tiến hình ảnh này nhiều lần và vào năm 1989, Dì Jemima đã hiện đại hơn và tiến bộ hơn với hình ảnh một phụ nữ da đen không có khăn quàng trên đầu, mang một đôi bông tai ngọc trai và một chiếc áo ren.
6. Đầu bếp Pillsbury
Ngày giới thiệu: 1965
Thiết kế: Công ty Leo Burnett
Chính thức được biết đến với cái tên Poppin’ Fresh, đầu bếp Pillsbury được ông Rudy Perz thiết kế vào năm 1965 khi ông này đang ngồi trong nhà bếp của mình và suy nghĩ làm sao để tạo ra một chiến dịch quảng cáo mới. Perz tưởng tượng ra hình ảnh một người đầu bếp Crescent Pillsbury Rolls.
Thậm chí, sau đó đầu bếp Pillsbury còn được sản xuất thành búp bê cao bảy inch, làm từ nhựa vinyl. Và vào đầu năm 1970, đầu bếp này đã có một gia đình bao gồm: vợ Poppie, con trai Popper, con gái Bun Bun, ông nội Popper, bà nội Mommer, chú mèo Biscuit, chú chó Flapjachk và bác Rollie.
Ngày giới thiệu: 1989
Thiết kế: Chiat
Được tạo ra nhằm châm biếm chương trình quảng cáo trên truyền hình của công ty Duracell, khi công ty này quảng cáo sức mạnh không biết mệt mỏi của loại pin mà công ty sản xuất. Hình tượng chú thỏ Energizer ra đời và nhanh chóng trở nên phổ biến. Energizer sau đó đã rất thành công với hình tượng chú thỏ này. Thậm chí, một số ứng cử viên tổng thống Mỹ, trong đó có George H.W Bush, 1992 và Howard Dean, 2004, đã so sánh mình với thỏ Energizer với ý nghĩa "luôn luôn tiếp tục".
Ngày giới thiệu: 1921
Thiết kế: Công ty Washburn Crosby, tiền thân của General Mills
Biểu tượng văn hóa và thương hiệu của công ty General Mills được phát triển vào năm 1921. Ban đầu, hình tượng này chỉ đại diện như một chuyên gia thực phẩm giải đáp những thắc mắc của người mua về sản phẩm. Đến năm 1945, tạp chí Fortune đã bình chọn Betty Crocker là người phụ nữ nổi tiếng thứ 2 nước Mỹ, chỉ sau cựu đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt.
Ngày giới thiệu: 1928
Thiết kế: công ty Minnesota Valley Canning
Ngày giới thiệu: 1963
Thiết kế: Oscar Goldstein
Ngày giới thiệu: 1955
Thiết kế: công ty Leo Burnett
Linh vật của công ty thuốc lá Philip Morris là hình ảnh một chàng cao bồi Marlboro nhằm khẳng định lại thương hiệu Marlboro trước loại thuốc lá Mild as May dành cho phụ nữ. Công ty đã thu về khoảng 5 tỷ USD doanh thu trong năm 1955 và con số này còn tăng vọt đến mức 20 tỷ USD doanh thu vào năm 1957.
Lan Trinh
Theo CNBC