1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Nhiều lao động làm tư vấn tài chính công nghệ để tăng thu nhập

Tiến Thịnh

(Dân trí) - Nhiều lao động có xu hướng chuyển dịch sang làm tư vấn tài chính công nghệ với kỳ vọng thoát khỏi sức ép khó khăn về tài chính do đại dịch.

Dù đã bước sang năm thứ 3, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vẫn tác động tới nền kinh tế. Bình quân 7 tháng đầu năm 2022, mỗi tháng cả nước có hơn 13,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Con số này tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp gặp khó khăn, kéo theo lao động bị ảnh hưởng. Hết quý III năm 2022, 0,3 triệu người bị mất việc; 1,2 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 3,6 triệu lao động bị giảm thu nhập, theo Tổng Cục thống kê.

Nhiều lao động làm tư vấn tài chính công nghệ để tăng thu nhập - 1
(Ảnh: Tổng cục Thống kê).

Chị Trần Minh Hương ngụ tại TP Đà Nẵng, vốn là kế toán lâu năm tại một công ty xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, do tình hình kinh doanh của công ty thiếu thuận lợi, trước tình cảnh công ty nợ lương nhiều tháng liên tục, chị nộp đơn xin thôi việc.

"Ai cũng cần có công ăn việc làm để đủ sinh hoạt phí cơ bản. Nhưng nhìn tình hình làm ăn của công ty, tôi thấy không biết khi nào mới nhận được đủ lương. Con tôi 3 tuổi vẫn đi gửi trẻ, mỗi tháng hết 4 triệu đồng. Thay vì làm không lương, tôi xin nghỉ ở nhà trông con, giảm bớt chi tiêu cho gia đình. Lâu dài, tôi vẫn cần tìm công việc mới để phụ chồng đỡ vất vả", chị Hương chia sẻ.

May mắn hơn, chị Nguyễn Thanh Mai (TP Hà Nội), làm việc tại một tập đoàn bất động sản, vẫn duy trì được công việc, song cũng không tránh khỏi ảnh hưởng thu nhập. "Tình hình bất động sản năm chững lại, các dự án bán chậm. Công ty có quyết định giảm lương từ nửa cuối năm 2021, đến hiện tại vẫn chưa điều chỉnh lại lương cũ, phúc lợi cũng giảm. Trước đây tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc kiếm việc làm thêm, nhưng giờ tình thế đã khác", chị cho biết.

Một bộ phận người lao động, do áp lực về tài chính, đã chuyển hướng sang một số việc làm tự do. Thời gian gần đây, thị trường trở nên sôi động hơn từ công việc tư vấn tài chính công nghệ (DFA - Digital Financial Advisor).

Cũng theo lời kể của chị Mai, nhờ người thân mách nước, chị Mai bén duyên với công việc này. "Bán hàng trên mạng giờ cũng trở nên bão hòa, lại phải bỏ vốn, lo hàng tồn hàng ế. Không như nghề tư vấn tài chính công nghệ, người nhà tôi đã theo 2 năm nay. Nhờ họ giới thiệu nên tôi thấy rất tin tưởng và an tâm khi làm việc", chị hào hứng.

Không riêng chị Mai, nhiều lao động từ các ngành nghề như du lịch, bất động sản, vận tải… cũng đổi nghề sang tư vấn tài chính công nghệ như một "cứu cánh". Đặc thù của nghề tư vấn tài chính là thời gian làm việc linh hoạt, có thể làm việc online, được huấn luyện và đào tạo ngay cả với những người chưa có kinh nghiệm, vì vậy công việc này trở nên thu hút với nhiều đối tượng.

Bà Nguyễn Thị Thắm, đại diện từ Momi DFA - nền tảng tư vấn tài chính công nghệ tại Việt Nam - cho biết: "Hiện đã có gần trăm nghìn tư vấn tài chính công nghệ trên hơn 40 tỉnh thành cài đặt ứng dụng Momi DFA. Con số này vẫn không ngừng gia tăng, cho thấy sức hút của nghề. Các tư vấn tài chính hiện nay nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ nền tảng công nghệ, vì vậy họ rất nhanh chóng nắm bắt cơ hội nghề nghiệp nhiều triển vọng này".

Nhiều lao động làm tư vấn tài chính công nghệ để tăng thu nhập - 2
Ứng dụng Momi DFA - một trong những nền tảng uy tín giúp các tư vấn tài chính công nghệ có thể làm việc tự do và gia tăng thu nhập.

Chỉ tính riêng trong ngành bảo hiểm nhân thọ, Việt Nam đã có gần một triệu tư vấn viên. Theo đại diện Momi DFA, đây được xem là con số lớn so với tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ, cho thấy các công ty bảo hiểm và các doanh nghiệp trong mảng thị trường này đã giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Đăng ký trở thành tư vấn tài chính công nghệ tại đây: https://dfa.momi.vn/

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm