Nhật bỏ dự án thép tỷ đô: “Quả ngọt” thành “quả đắng”?

(Dân trí) - Sau 2 năm nghiên cứu, Tập đoàn JFE (Nhật Bản) vừa chính thức từ bỏ ý định liên doanh với Nhà đầu tư Đài Loan tái khởi động Dự án Nhà máy Thép Quảng Liên 5 triệu tấn/ năm tại Quảng Ngãi.

Đây tiếp tục là 1 thông tin xấu cho tương lai của dự án được coi là “quả ngọt” về chính sách thu hút đầu tư trong những năm 2006 - 2007 của Quảng Ngãi.

Nhật bỏ dự án thép tỷ đô: “Quả ngọt” thành “quả đắng”?
Sau 8 năm chờ đợi, Dự án nhà máy thép Quảng Liên 4,5 tỷ đô mới chỉ xây dựng được hệ thống nhà văn phòng và hàng rào 300ha cho nhà máy

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Những nền kinh tế "tí hon"
* Nhật bỏ dự án thép tỷ đô: “Quả ngọt” thành “quả đắng”?
* Khi vàng không còn là nơi trú ẩn, kinh tế sẽ "cất cánh” trở lại
*
Vietnam Airlines sẽ thay mới toàn bộ máy bay
* Nhà đầu tư ngoại xả ròng cực mạnh cổ phiếu Vinaconex

“Ẩn số” mang tên… Tycoons

Theo ông Phạm Chí Cường - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, chủ đầu tư đầu tiên của Dự án Nhà máy Thép Quang Lian (Quảng Liên) 5 triệu tấn là 1 công ty thép nhỏ của Đài Loan có tên Tycoons.

Năm 2006, công ty này đã cam kết đầu tư vào 1 dự án nhà máy thép công suất 5 triệu tấn/năm. Thời điểm đó, thu hút được 1 dự án này là thành công của Quảng Ngãi vì: “Ta mới xây dựng Dung Quất mà đã có nhà đầu tư ngỏ ý đổ 1 tỷ USD vào xây dựng Nhà máy luyện thép tầm cỡ. Chính vì thế mà dự án này đã được chấp nhận ngay. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm mà chính sách đầu tư của Việt Nam đang trao quyền tự quyết cho các địa phương và cho phép xây dựng các các nhà máy thép thuộc về các tỉnh chứ không phải các Bộ nên ai cũng muốn thu hút dự án”, ông Cường chia sẻ.

Sau khi được chấp thuận về chủ trương, năm 2007, Cty Tycoons đã được Quảng Ngãi chấp nhận đầu tư cùng 1 cổ đông khác Tập đoàn E-United cũng của Đài Loan. Dự án này lúc ấy có công suất 5 triệu USD và với số vốn 1 tỷ USD. Trong giấy phép đầu tư, Tycoons lúc này chỉ có 10% cổ phần (300 triệu USD), còn lại là E-United. Theo ông Cường, “đây là hình thức sang nhượng dự án được pháp luật cho phép, nhưng kẽ hở này cũng khiến Tycoons có được lợi, bởi sau đó không lâu Công ty này rời khỏi liên doanh “không kèn, không trống”.

Không lâu sau đó, nhà đầu tư nâng vốn cam kết lên 3 tỷ vẫn giữ ở công suất như cũ. Tuy nhiên, sau 1 thời gian dài khởi công, dự án này vẫn “án binh bất động” dù đã được Quảng Ngãi giải phóng mặt bằng sạch và cung cấp đầy đủ hạ tầng.

Đến năm 2010 - 2011, Dự án này được chấp nhận tăng vốn cam kết đầu tư lên 4,5 tỷ USD vẫn giữ công suất 5 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, theo 1 cuộc khảo sát của ông Cường thì sau 4 năm dự án được khởi công, phía Tycoons cho biết họ đã đầu tư 20 triệu USD vào xây dựng văn phòng làm việc và tường bao.

Việc thay đổi vốn đầu tư cam kết của chủ đầu tư dự án theo ông Cường là 1 bước đi nhằm tránh sự dồn ép của cơ quan chức năng và cũng để đẹp lòng các cơ quan chuyên môn vì từ những năm 2010, các cơ quan chức năng đã nghi ngờ khả năng của dự án và năng lực tài chính để thực hiện dự án của E-United và Tycoons. Sau đó không lâu, Tycoons đã rời bỏ liên doanh đầu tư, chỉ còn lại mỗi E-United.

Tycoons là công ty chuyên gia công thép dây của Đài Loan, Công ty này cũng có 1 nhà máy 300.000 tấn/năm tại Thái Lan. Sự rút lui nhẹ nhàng của Tycoons được cho là “thành công” bởi vì khi đầu tư dự án, DN này đã được hưởng rất nhiều ưu đãi của Quảng Ngãi như: 300 ha đất và giãn, hoãn tiến độ thực hiện dự án nhiều lần. Theo ông Cường: “Khi rời bỏ liên doanh 1 cách êm ái, chắc chắn Tycoons đã đạt mục đích của mình ở Việt Nam và với cả E-United”.

Nhà máy Thép Quảng Liên tiếp tục bị “han gỉ”?

Phải khẳng định, Tập đoàn Nhật bản là JFE không phải là chủ đầu tư và chưa từng cam kết rót vốn vào dự án này. Mọi sự liên quan đến dự án Nhà máy thép Quảng Liên chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, thăm dò để đầu tư và đến thời điểm này chúng ta đã thấy rõ.

Tháng 4/2012, phía tập đoàn E-United đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn JFE của Nhật, JFE Steel bày tỏ mong muốn tham gia dự án nhà máy thép Quảng Liên. Bản ghi nhớ JFE Nhật trước mắt sẽ nghiên cứu tính khả thi của dự án, xác nhận các vấn đề liên quan đến thiết bị, sản phẩm, cơ sở hạ tầng, điều kiện sản xuất…  trước khi quyết định đầu tư. Đến nay, việc 1 tập đoàn sản xuất Thép lớn và rất tiềm năng của Nhật quyết định dứt áo ra đi sau hơn 2 năm nghiên cứu chán chê đã và đang đẩy số phận dự án thep được coi là “quả ngọt” trong chính sách thu hút đầu tư của Khu Kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi và cả Việt Nam 1 thời thành “quả đắng” không lối thoát

Theo ông Cường, Dự án Nhà máy Thép Quảng Liên có quá nhiều vấn đề từ việc chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư lẫn việc chủ đầu tư không thực hiện đúng như cam kết mà vẫn được phép hoạt động.

Năm 2012, Quảng Ngãi và các bộ ngành đã đốc thúc tiến độ và bắt chủ đầu tư này phải chứng minh năng lực tài chính nếu không sẽ dừng hoãn và gạt bỏ dự án này trong kế hoạch tái cơ cấu các DN Thép vốn đã được mặc sức phát triển trong thời gian dài khiến phá vỡ quy hoạch của ngành.  Tuy nhiên, trong danh sách 12 nhà máy bị loại bỏ không có Quảng Liên.

Trước sự thúc ép của các cơ quan chuyên môn, cuối năm 2011, đầu 2012, E-United đề xuất nâng công suất nhà máy này lên 7 triệu tấn/năm với lý do tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác và xây dựng thị trường ở các nước Đông Nam Á. Theo ông Cường: “Lúc ấy, chúng tôi đã ngồi bàn bạc với các Bộ ngành và có cả Phó Thủ tướng Chính Phủ Hoàng Trung Hải, chúng tôi đã kiên quyết phản đối đề án nâng công suất của chủ đầu tư Quảng Liên vì 5 triệu tấn/năm mà không thực hiện được, thì 7 triệu tấn/năm thì chỉ ý nghĩa về mặt con số. Sau đó, cơ quan chức năng Việt Nam đã gạt bỏ đề xuất và yêu cầu chủ đầu tư thực hiện dự án như đã cam kết”.

Trả lời báo chí ngày hôm qua, ông Võ Tiến Dũng – Phó Ban Quản lý Khu kinh tế dung Quất cho biết: Dự kiến ngày 19/9/2014 E-United sẽ đàm phán với UBND tỉnh Quảng Ngãi, Ban Quản lý Kinh tế Dung Quất về việc triển khai tiếp dự án thép này. Nếu chủ đầu tư muốn tiếp tục dự án thì phải can kết tiến độ rõ ràng, còn nếu không phải thống kê các khoản đã đầu tư vào dự án, nếu hợp lý tỉnh sẽ trả lại. Được biết, hiện chủ đầu tư đã bỏ ra khoảng 40 – 50 triệu USD vào dự án này. Con số quá bé so với số vốn đã cam kết.

Dự án thép Guang Lian sẽ bao gồm xây nhà máy thép theo công nghệ 2 lò cao, mỗi lò có công suất khoảng 3,6 triệu tấn/năm, mỗi giai đoạn xây dựng một lò, sản xuất các loại thép phôi nguyên liệu, thép tấm loại lớn để cung cấp cho các nhà máy sản xuất thép cán ra các sản phẩm thép khung, thép hình, thép xây dựng.

Nguyễn Tuyền
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”