Nguy cơ rủi ro chéo từ giao dịch ngân hàng ngầm
(Dân trí) - Hiện nay, việc chuyển tiền từ ngân hàng thông qua công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, sau đó chuyển qua các công ty khác và ngược lại diễn ra khá phức tạp. UBCK đang phân tích và theo dõi các luồng tiền này.
Trong khuôn khổ Hội nghị Ổn định tài chính Đông Á, trao đổi với báo giới, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (UBGS) Vũ Viết Ngoạn cho biết, có một vấn đề nổi lên hiện nay là ngân hàng ngầm mà nếu không giải quyết sớm thì sẽ nguy hiểm đến nền tài chính.
67.000 tỷ USD nằm lưu chuyển ngầm
Theo đó, đây là một khái niệm mới mẻ, chủ yếu xuất hiện sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. Giao dịch ngân hàng ngầm (shadow banks) là những giao dịch được phép, mang tính chất ngân hàng do các định chế tài chính phi ngân hàng thực hiện nhưng chưa nằm trong quy chế ngân hàng. Các định chế này cung cấp dịch vụ cho vay dưới hình thức sản phẩm phái sinh, xuất hiện trên thị trường phi chính thức (OTC) và không có quy chuẩn.
Tuy nhiên, ông Ngoạn cũng lưu ý rằng, "ngầm" không có nghĩa hoàn toàn mang ý xấu, mà là những hoạt động được phép theo luật nhưng chưa nằm trong quy chế quản lý ngân hàng.
Chủ tịch UBGS cho biết, quy mô của các hoạt động giao dịch này hiện nay rất lớn, lên tới 67.000 tỷ USD. Các đây không lâu, tại London đã có hội nghị của các nhà quản lý, các cơ quan giám sát trên thế giới bàn riêng về vấn đề hoạt động ngân hàng ngầm. Ở hội nghị ngày, các nhà kinh tế đưa ra cảnh báo, nếu không sớm quy chế hoạt động này để đưa vào vòng kiểm soát thì 5-10 năm tới có thể bùng nổ một cuộc khủng hoảng hết sức lớn.
Trước đây, cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 nổ ra ở Mỹ chính do loại hình tương tự, loại hình cho vay cầm cố dưới chuẩn. Sau đó, công cụ tài chính, sản phẩm phái sinh, đòn bẩy tài chính được sử dụng nhiều, bản chất là cho vay, nhưng không nằm trong quy chế của cho vay.
Tại khu vực Đông Á, mặc dù quy mô của các giao dịch ngầm không lớn như ở Mỹ và một số quốc gia châu Âu nhưng đã phát sinh loại hình này. Vì sự ra đời của sản phẩm gắn với tiến bộ khoa học công nghệ, nên xã hội càng phát triển thì sản phẩm phái sinh càng lang tỏa, từ nước này sang nước khác, từ phương Tây sang Đông Á, trong đó có Việt Nam.
Các giao dịch này gây ra các rủi ro, gọi là "rủi ro chéo". Theo đó, khi những sản phẩm phái sinh trên thị trường chứng khoán phát sinh và gây ra rủi ro thì đồng thời cũng sẽ tác động, ảnh hưởng đến ngân hàng. "Ở Việt Nam, rủi ro chéo đang là mối quan tâm rất lớn của các cơ quan hoạch định chính sách, các cơ quan giám sát, quản lý" - ông Ngoạn nói.
Do vậy, đây là một trong 5 nội dung cơ bản của cuộc cải cách tài chính toàn cầu, được các chuyên gia trên thế giới đề cập tới, coi đó là một loại hình rủi ro và khuyến nghị tất cả các cơ quan giám sát, quản lý cần quan tâm và có chính sách phòng ngừa và xử lý sớm nhất.
Được biết, theo tính toán của Fed về dòng vốn lưu chuyển, đến tháng 6/2007, tổng tài sản nợ của hệ thống hệ thống ngân hàng ngầm là 22.000 tỷ USD, trong khi tổng tài sản nợ của hệ thống ngân hàng truyền thống chỉ khoảng 14.000 tỷ USD.
Hệ thống quản lý còn lỏng lẻo
Ông Ngoạn cho biết thêm, ở Việt Nam hiện đang có hai nghiệp vụ là repo và margin, được các công ty chứng khoán thực hiện. Cung cấp cái nhìn cận cảnh hơn về loại hình giao dịch này, ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giải thích, hợp đồng repo có tên đầy đủ là Repurchase Agreement hoặc đầy đủ nhất Sale and Repurchase Agreement.
Loại hợp đồng repo diễn ra tương đối phổ biến hiện nay với bản chất là cho vay, thể hiện qua hoạt động mua - bán có kỳ hạn các cổ phiếu, trái phiếu. Quy chế quản lý đối với dạng giao dịch này đang rất lỏng lẻo và Bộ Tài chính cũng chưa ban hành Thông tư hướng dẫn. Theo ông Hùng thì khá nhiều nguồn tiền được thông qua repo để tiếp vốn cho vay và nếu phát triển cao hơn sẽ không quản lý được.
Ngoài ra, với nghiệp vụ margin (giao dịch ký quỹ) thì đã được Luật các Tổ chức tín dụng cho phép các công ty chứng khoán được áp dụng. Khách hàng đến mua chứng khoán có thể đặt cọc một số tiền, phần còn lại các công ty chứng khoán cho vay.
Riêng loại hình này đã có thông tư hướng dẫn, quy định tỷ lệ cho vay margin là 60-40 (khách hàng có 60 và được vay 40).
"Rõ ràng hiện nay, việc chuyển tiền từ ngân hàng thông qua công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, sau đó chuyển qua các công ty khác và ngược lại diễn ra khá phức tạp. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang phân tích và theo dõi các luồng tiền này. Đây là nội dung mà hiện nay không chỉ Việt Nam mà ở các nước khác trên thế giới cũng đang quan tâm và xử lý" - theo ông Nguyễn Đoan Hùng.
Nguy cơ xuất hiện khủng hoảng từ giao dịch ngân hàng ngầm (Ảnh minh họa).
67.000 tỷ USD nằm lưu chuyển ngầm
Theo đó, đây là một khái niệm mới mẻ, chủ yếu xuất hiện sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. Giao dịch ngân hàng ngầm (shadow banks) là những giao dịch được phép, mang tính chất ngân hàng do các định chế tài chính phi ngân hàng thực hiện nhưng chưa nằm trong quy chế ngân hàng. Các định chế này cung cấp dịch vụ cho vay dưới hình thức sản phẩm phái sinh, xuất hiện trên thị trường phi chính thức (OTC) và không có quy chuẩn.
Tuy nhiên, ông Ngoạn cũng lưu ý rằng, "ngầm" không có nghĩa hoàn toàn mang ý xấu, mà là những hoạt động được phép theo luật nhưng chưa nằm trong quy chế quản lý ngân hàng.
Chủ tịch UBGS cho biết, quy mô của các hoạt động giao dịch này hiện nay rất lớn, lên tới 67.000 tỷ USD. Các đây không lâu, tại London đã có hội nghị của các nhà quản lý, các cơ quan giám sát trên thế giới bàn riêng về vấn đề hoạt động ngân hàng ngầm. Ở hội nghị ngày, các nhà kinh tế đưa ra cảnh báo, nếu không sớm quy chế hoạt động này để đưa vào vòng kiểm soát thì 5-10 năm tới có thể bùng nổ một cuộc khủng hoảng hết sức lớn.
Trước đây, cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 nổ ra ở Mỹ chính do loại hình tương tự, loại hình cho vay cầm cố dưới chuẩn. Sau đó, công cụ tài chính, sản phẩm phái sinh, đòn bẩy tài chính được sử dụng nhiều, bản chất là cho vay, nhưng không nằm trong quy chế của cho vay.
Tại khu vực Đông Á, mặc dù quy mô của các giao dịch ngầm không lớn như ở Mỹ và một số quốc gia châu Âu nhưng đã phát sinh loại hình này. Vì sự ra đời của sản phẩm gắn với tiến bộ khoa học công nghệ, nên xã hội càng phát triển thì sản phẩm phái sinh càng lang tỏa, từ nước này sang nước khác, từ phương Tây sang Đông Á, trong đó có Việt Nam.
Các giao dịch này gây ra các rủi ro, gọi là "rủi ro chéo". Theo đó, khi những sản phẩm phái sinh trên thị trường chứng khoán phát sinh và gây ra rủi ro thì đồng thời cũng sẽ tác động, ảnh hưởng đến ngân hàng. "Ở Việt Nam, rủi ro chéo đang là mối quan tâm rất lớn của các cơ quan hoạch định chính sách, các cơ quan giám sát, quản lý" - ông Ngoạn nói.
Do vậy, đây là một trong 5 nội dung cơ bản của cuộc cải cách tài chính toàn cầu, được các chuyên gia trên thế giới đề cập tới, coi đó là một loại hình rủi ro và khuyến nghị tất cả các cơ quan giám sát, quản lý cần quan tâm và có chính sách phòng ngừa và xử lý sớm nhất.
Được biết, theo tính toán của Fed về dòng vốn lưu chuyển, đến tháng 6/2007, tổng tài sản nợ của hệ thống hệ thống ngân hàng ngầm là 22.000 tỷ USD, trong khi tổng tài sản nợ của hệ thống ngân hàng truyền thống chỉ khoảng 14.000 tỷ USD.
Tài sản nợ shadow banks và ngân hàng truyền thống (nghìn tỷ USD) - Nguồn: DIV.
Hệ thống quản lý còn lỏng lẻo
Ông Ngoạn cho biết thêm, ở Việt Nam hiện đang có hai nghiệp vụ là repo và margin, được các công ty chứng khoán thực hiện. Cung cấp cái nhìn cận cảnh hơn về loại hình giao dịch này, ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giải thích, hợp đồng repo có tên đầy đủ là Repurchase Agreement hoặc đầy đủ nhất Sale and Repurchase Agreement.
Loại hợp đồng repo diễn ra tương đối phổ biến hiện nay với bản chất là cho vay, thể hiện qua hoạt động mua - bán có kỳ hạn các cổ phiếu, trái phiếu. Quy chế quản lý đối với dạng giao dịch này đang rất lỏng lẻo và Bộ Tài chính cũng chưa ban hành Thông tư hướng dẫn. Theo ông Hùng thì khá nhiều nguồn tiền được thông qua repo để tiếp vốn cho vay và nếu phát triển cao hơn sẽ không quản lý được.
Ngoài ra, với nghiệp vụ margin (giao dịch ký quỹ) thì đã được Luật các Tổ chức tín dụng cho phép các công ty chứng khoán được áp dụng. Khách hàng đến mua chứng khoán có thể đặt cọc một số tiền, phần còn lại các công ty chứng khoán cho vay.
Riêng loại hình này đã có thông tư hướng dẫn, quy định tỷ lệ cho vay margin là 60-40 (khách hàng có 60 và được vay 40).
"Rõ ràng hiện nay, việc chuyển tiền từ ngân hàng thông qua công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, sau đó chuyển qua các công ty khác và ngược lại diễn ra khá phức tạp. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang phân tích và theo dõi các luồng tiền này. Đây là nội dung mà hiện nay không chỉ Việt Nam mà ở các nước khác trên thế giới cũng đang quan tâm và xử lý" - theo ông Nguyễn Đoan Hùng.
Tìm hiểu thêm về ngân hàng ngầm Có nhiều định nghĩa về hệ thống ngân hàng ngầm dựa trên các cách tiếp cận khác nhau: Định nghĩa của Fed: Hệ thống ngân hàng ngầm là hệ thống các trung gian tài chính thực hiện chuyển đổi kỳ hạn, tín dụng và thanh khoản mà không tiếp cận nguồn thanh khoản của ngân hàng trung ương hoặc các bảo đảm tín dụng công. Các shadow banks gồm các công ty tài chính, kênh mua bán thương phiếu bảo đảm bằng tài sản (ABCPs), phương tiện đầu tư có cấu trúc (SIVs), quỹ đầu cơ tín dụng, quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ, công ty cho vay bảo đảm, công ty tài chính có mục đích giới hạn (LPFCs) và tổ chức kinh doanh được chính phủ bảo trợ (GSEs). Định nghĩa của Investopia: Hệ thống ngân hàng ngầm là hệ thống các trung gian tài chính gắn với hoạt động tín dụng tại hệ thống tài chính nhưng không chịu sự giám sát của cơ quan quản lý. Hệ thống này gồm các quỹ đầu cơ, các sản phẩm tài chính phái sinh không được công bố. Các ngân hàng đầu tư có thể thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh. Tóm lại, đây là các hoạt động trung gian tín dụng giống như ngân hàng nhưng được thực hiện ở ngoài hệ thống ngân hàng. Theo Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam |
Bích Diệp