Người Việt yêu cái đẹp và biết thế nào là nghệ thuật cao cấp
(Dân trí) - Tuy người Việt vẫn luôn khá khắt khe trong quan niệm thẩm mỹ nhưng vẫn cởi mở, đón nhận tinh hoa cái đẹp từ nhiều nền văn hóa, điển hình là trong lĩnh vực kiến trúc - nội thất.
Quan niệm thẩm mỹ của người Việt
Xã hội nguyên thủy của người Việt chưa có mỹ học nhưng thẩm mỹ trong đời sống lại rất phong phú. Từ ngàn xưa, đời sống thẩm mỹ của người Việt được hình hành và có nhiều biểu hiện đặc sắc. Người Việt yêu cái đẹp, luôn hướng tới cái đẹp từ những gì dung dị như ca dao tục ngữ, ẩm thực cho tới kiến trúc, nghệ thuật cung đình...
Khi nhắc tới thẩm mỹ của người Việt, không thể không nhắc tới yếu tố kiến trúc và nội thất. Tương tự như thơ ca, ẩm thực, kiến trúc Việt cổ cũng phân hóa và có những nét khác biệt tùy theo vùng miền, khí hậu. Tuy nhiên, tựu chung vẫn là yếu tố thẩm mỹ, hài hòa trong không gian sống cũng như "nhà cao, cửa rộng". Nhà ở của người Việt không chỉ phản ánh tư tưởng xã hội, văn hóa cộng đồng mà còn ảnh hưởng tới tâm tư tình cảm. Nhưng không phải vì thế mà người Việt luôn o bế lạc hậu, chúng ta vẫn cởi mở, đón nhận tinh hoa cái đẹp từ nhiều luồng văn hóa, từ những quan điểm thẩm mỹ độc đáo, sáng tạo.
Trong cuốn Giao thoa văn hóa và chính sách ngoại giao văn hóa Việt Nam do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành thì: Giao thoa văn hóa được xem là một hiện tượng tất yếu của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế mà không một nền văn hóa nào có thể đứng ngoài. Việc giao thoa văn hóa giúp cho mỗi nền văn hóa tiếp nhận những "luồng gió" văn hóa mới, tiến bộ để làm phong phú, sâu sắc hơn giá trị văn hóa của mình, đồng thời mở ra cơ hội quảng bá hình ảnh và những giá trị văn hóa của mình ra bên ngoài.
Người Việt yêu cái đẹp và hiểu thế nào là nghệ thuật nội thất cao cấp
Theo công ty nghiên cứu thị trường Concetti, tính riêng trong năm 2017 - người Việt chi gần 16 triệu USD để mua nội thất và vật phẩm trang trí cao cấp nhập khẩu từ Ý. Có thể thấy, nhu cầu trang hoàng nhà cửa, nâng tầm không gian sống của người Việt đã tăng mạnh trong vài năm trở lại đây, bằng chứng là giá trị nhập khẩu nội thất của Việt Nam đã tăng trưởng 33%, trong đó nội thất Ý dẫn đầu về nguồn nội thất cao cấp từ châu Âu.
Italy từng là trung tâm văn minh phương Tây và là niềm tự hào văn hóa của cả thế giới khi để lại cho nhân loại nhiều biểu tượng trong nghệ thuật tạo hình: Công nghiệp ô tô, kiến trúc, thời trang, hội họa, ẩm thực… Phong cách Ý dường như là kim chỉ nam cho cái đẹp sang trọng, gợi cảm nhưng vô cùng tinh tế. Yêu cái đẹp, hiểu thế nào là cao cấp nên nội thất thủ công nguyên bản từ Ý chính là một trong những lựa chọn hàng đầu của người Việt.
Người Việt yêu nội thất Ý không chỉ vì thương hiệu, mà còn mong muốn lựa chọn sự đẳng cấp trong lối sống hiện đại. Về cơ bản, cái đẹp không có biên giới và yêu mến cái đẹp đã trở thành đặc tính tự nhiên của con người. Và người Việt không nằm ngoài quy luật đó, chúng ta ngưỡng mộ cái đẹp, khát khao sở hữu những gì tinh hoa nhất.
Trong bối cảnh đó, Eurasia Concept được xem như cầu nối văn hóa, giúp người Việt tiếp cận tinh hoa nghệ thuật thủ công trong chế tác nội thất, vật phẩm trang trí đẳng cấp từ đất nước hình chiếc giày. Sau hơn 5 năm gây tiếng vang trên thị trường, nhà phân phối chính thức tại Việt Nam của hơn 50 thương hiệu nội thất cao cấp hàng đầu thế giới đến từ Châu Âu đã cho ra mắt showroom thứ 3 tại Hà Nội cùng những giá trị cốt lõi nhằm mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho không gian sống phong cách.
Việc đưa showroom tại Hà Nội đi vào hoạt động vào cuối năm 2020 nằm trong kế hoạch nâng cao vị thế kiến trúc Việt Nam, được Eurasia Concept đề ra ngay từ những ngày đầu thành lập. Đây cũng là một trong những hoạt động trong hành trình nâng tầm không gian sống cho người Việt, là cầu nối giữa giới mộ điệu thủ đô và các vùng lân cận để tiếp cận với tinh hoa của ngành nội thất thế giới qua các thương hiệu và thiết kế mang tính biểu tượng.