Người Trung Quốc săn nhà đất khắp nơi

Người giàu Trung Quốc có ý định kéo đến vùng Nam Thái Bình Dương để tìm mua đảo nhỏ.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Bộ trưởng Tài chính Úc Joe Hockey hôm 9-6 cho biết nhà chức trách đang mở rộng cuộc điều tra hành vi mua nhà trái phép của người nước ngoài. Khoảng 200 giao dịch loại này đang bị điều tra do vi phạm luật đầu tư.

Bề nổi của tảng băng chìm

Theo ông Hockey, Sở Thuế vụ Úc (ATO) tiếp tục huy động mọi nguồn lực của chính phủ để điều tra bất kỳ thông tin nào liên quan đến công dân nước ngoài mua bất động sản trái phép ở Úc. Quan chức này cho rằng những gì biết được hiện nay có thể chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”.

Nếu như tháng 5, chỉ có khoảng 100 trường hợp mua bán bất hợp pháp bị điều tra thì con số này đã tăng lên gần gấp đôi trong tháng 6. Theo Bộ trưởng Hockey, cuộc điều tra đang tập trung vào những bất động sản có giá trị từ 300.000 đô la Úc (khoảng 5 tỉ đồng) đến hơn 40 triệu đô la Úc. Luật pháp Úc hiện cấm người nước ngoài mua nhà cửa đã có sẵn nhưng cho phép và khuyến khích họ đầu tư vào những dự án bất động sản mới.

Trong những năm gần đây, giá bất động sản ở tại một số thành phố lớn nhất nước Úc như Sydney và Melbourne tăng vọt, dẫn đến lo ngại rằng người nước ngoài, đặc biệt là công dân Trung Quốc, đang làm thị trường tăng nhiệt. Theo số liệu của CoreLogic RP Data - công ty phân tích dữ liệu bất động sản hàng đầu Úc, giá nhà ở tại Sydney đã tăng 15% trong giai đoạn từ tháng 5-2014 đến tháng 5-2015, trung bình đạt khoảng 752.000 đô la Úc/căn. Tại Melbourne, 2 con số này lần lượt là 9% và 569.500 đô la Úc.

Một căn nhà được rao bán ở TP Sydney - Úc Ảnh: Bloomberg News
Một căn nhà được rao bán ở TP Sydney - Úc Ảnh: Bloomberg News
 

Không chỉ vung tiền thâu tóm bất động sản ở Úc, người giàu Trung Quốc còn có ý kéo đến vùng Nam Thái Bình Dương để tìm mua đảo nhỏ. Ông Lâm Đông, người sáng lập Hiệp hội Các chủ đảo Trung Quốc (hiện gồm 60 thành viên), nói với nhật báo Quảng Đông rằng ông và 5 người nữa lên kế hoạch bay đến các đảo quốc Fiji, Tuvalu, Tahiti trong tháng này để xúc tiến kế hoạch trên.

Theo ông Lâm, Fiji là điểm đến hàng đầu vì có hơn 300 hòn đảo và chúng “không quá đắt, chỉ khoảng 3 triệu nhân dân tệ (10,5 tỉ đồng) một đảo”. Trước đó, ông Lâm đã cố gắng mua một hòn đảo nhỏ ở Canada nhưng không thành.

“Đánh cắp” tiền của Ý

Trong khi đó, nhà chức trách Ý đang đau đầu trước việc cộng đồng người nhập cư Trung Quốc đang ăn nên làm ra - thể hiện qua việc mua bất động sản, xe đắt tiền, mở cơ sở kinh doanh… - nhưng lại không đóng góp gì cho kinh tế địa phương.

Sau cuộc điều tra kéo dài 4 năm, cảnh sát tài chính Ý phát hiện hơn 4,9 tỉ USD (kiếm được từ hàng giả, mại dâm, bóc lột lao động và trốn thuế) đã được chuyển lậu về Trung Quốc. Phân nửa số tiền này đi qua một trong những ngân hàng lớn nhất Trung Quốc là Ngân hàng Trung Quốc. Một khi rời khỏi nước Ý, số tiền này mau chóng mất hút phía sau bức tường lửa pháp lý khổng lồ của Trung Quốc.

Giới chức Ý cho biết Bắc Kinh lâu nay luôn tìm kiếm sự giúp đỡ của phương Tây trong việc săn lùng tội phạm kinh tế chạy trốn ra nước ngoài song lại không hợp tác điều tra trong vụ việc nêu trên. “Dù rất cố gắng nhưng chúng tôi không thể liên hệ chính thức với cơ quan tư pháp và công an Trung Quốc. Chúng tôi chỉ mới phát hiện 50% sự thật của vụ việc” - ông Pietro Suchan, một công tố viên ở TP Florence  cho biết.

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói không hề biết gì về cáo buộc trên, đồng thời nhắc lại cam kết “tăng cường hợp tác thực thi pháp luật với các nước khác, phối hợp trấn áp và trừng trị tội phạm xuyên quốc gia”.
 
Theo Huệ Bình
Người Lao động
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm