Người tiêu dùng e ngại, táo nhập khẩu liêu xiêu

Mặc dù các cơ quan quản lý Nhà nước đã khẳng định, Việt Nam không nhập táo Gala nhiễm khuẩn của Công ty Bidart Bros, bang California, Mỹ nhưng thị trường táo Mỹ tại Việt Nam vẫn chững hẳn lại.

 Nhiều người tiêu dùng đã nói “không” với các loại táo Mỹ nói riêng và táo nhập khẩu nói chung.

Thông tin về loại táo Gala và táo caramel của Mỹ có nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes đã tác động mạnh tới hành vi của người tiêu dùng. Mặc dù ngay sau khi có thông tin, Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT đã khẳng định, loại táo nhiễm khuẩn của Công ty Bidart Bros chưa được nhập khẩu vào Việt Nam, song, thông tin trấn an của các bộ, ngành vẫn không đủ sức làm yên lòng người tiêu dùng. Nhiều người tỏ ra nghi ngại khi mua táo nhập khẩu từ Mỹ. Các cửa hàng chuyên bán hoa quả nhập khẩu đã phải cắt giảm số lượng. Ngay tại các siêu thị lớn trên địa bàn Hà Nội, dù đã khá nhanh nhạy ra thông cáo khẳng định không nhập và bán loại táo nhiễm khuẩn, nhưng thị trường táo Mỹ vẫn trầm lắng.
Không chỉ táo Mỹ mà các loại táo nhập khẩu đều bị ảnh hưởng

Không chỉ táo Mỹ mà các loại táo nhập khẩu đều bị ảnh hưởng

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:  

APEC 2015 sẽ thông qua giảm thuế 54 mặt hàng

* Kiểm tra đột xuất, lập biên bản vi phạm nhiều “taxi” Uber

* Phát giác hàng loạt cá nhân "nhúng tay" hòng trục lợi từ cổ phiếu

* Căng thẳng chính trị khiến đầu tư của Nhật vào Trung Quốc giảm

* “Mai tặc” lộng hành dịp giáp Tết

Tại siêu thị Vinmart (Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa), ngay tại quầy táo có nguồn gốc từ Mỹ như táo Gala, táo Fuji, táo Ganny Smith, siêu thị đã có bảng thông báo nhận nhập khẩu từ Washington (Mỹ). Đại diện siêu thị cho biết, tất cả các loại táo Mỹ của siêu thị đang kinh doanh đều có giấy chứng nhận kiểm dịch. Tuy nhiên, một nhân viên bán hàng cho biết, số lượng khách mua táo Mỹ giảm hẳn so với trước đây.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Quốc Nguyên, Giám đốc Quan hệ công chúng của siêu thị Big C cho biết, ngay sau khi có thông tin của Cục ATTP, Bộ Y tế về một số loại táo Mỹ được lệnh thu hồi, Big C đã nhanh chóng rà soát lại hồ sơ nhập khẩu, đồng thời yêu cầu các nhà cung cấp kiểm tra thông tin. Tất cả các công ty đều xác nhận, táo Mỹ do họ cung cấp cho siêu thị Big C được nhập từ các công ty không có trong cảnh báo của Cục ATTP (Bộ Y tế), cũng như có xuất xứ từ tiểu bang không nằm trong cảnh báo. Song, ông Hồ Quốc Nguyên cũng cho hay, từ sau khi có thông tin một số sản phẩm táo Mỹ nhiễm độc, Big C đã nhận được nhiều thắc mắc của người tiêu dùng và lượng tiêu thụ của tất cả các loại táo có xuất xứ từ Mỹ đều giảm hơn 30%.

Tương tự, bà Trần Thị Huyền, Tổ trưởng Tổ Marketing hệ thống siêu thị Co.opmart tại Hà Nội cho biết, dù siêu thị đã khẳng định, toàn bộ táo Mỹ bán tại hệ thống siêu thị được nhập từ các công ty ở bang Washington, tuy vậy, lượng hàng bán ra vẫn giảm khoảng 50%. Không chỉ táo Mỹ mà theo đại diện siêu thị Co.opmart, tất cả các loại táo bán ra đều sụt  giảm mạnh. Trước đây, trung bình mỗi ngày Co.opmart Hà Nội bán được từ 400-500 kg táo, nhưng hiện tại chỉ còn khoảng 200-250kg/ngày.

Không chỉ các nhà phân phối mà ngay cả nhà cung cấp cũng bị ảnh hưởng. Chủ một công ty chuyên phân phối trái cây nhập khẩu tại Hà Nội cho biết, số lượng đơn đặt hàng táo giảm 30-40% từ sau khi xuất hiện thông tin táo Mỹ nhiễm khuẩn. Trong đó, ảnh hưởng nặng nề nhất là đơn hàng từ các hệ thống siêu thị.

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, vụ việc “táo Mỹ nhiễm khuẩn” cho thấy, người tiêu dùng trong nước hiện rất quan tâm và nhạy cảm với những thông tin về an toàn thực phẩm. Những thông tin không rõ ràng, mập mờ dễ khiến người tiêu dùng nghi ngại và tẩy chay hàng hóa, ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp kinh doanh nghiêm túc.

Theo Tuyết Nhung

anninhthudo

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”