Người nước ngoài mua nhà: "Đất đai không có chân"
Theo nhận định của nhiều chuyên gia BĐS, cho phép người nước ngoài được mua nhà không hạn chế số lượng là một cơ hội tốt cho thị trường BĐS, đặc biệt là phân khúc trung - cao cấp vì sẽ có thêm một nguồn cầu rất lớn.
Mặt khác, không chỉ được khơi thông từ nhu cầu mua nhà, việc được phép kinh doanh cũng có thể giúp sự liên doanh, liên kết trên thị trường phát triển mạnh mẽ, từ đó giải tỏa áp lực vốn cho nhà đầu tư trong nước.
Người nước ngoài mua nhà khi đến Việt Nam làm ăn là một nhu cầu chính đáng. |
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm - Chủ tịch HĐND TP.HCM: Yêu cầu chính đáng
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: * Đàm phán TPP “nhích” thêm một bước * “Thảm kịch” vụ bầu Kiên đã không lặp lại? * 100 doanh nghiệp FDI tham gia kết nối tại Bắc Ninh * MobiFone sẽ phát triển thành Tập đoàn * [INFOGRAPHIC] So sánh phong cách sống giữa dân tài chính và dân công nghệ ở New York |
Tất nhiên các nhà đầu tư luôn luôn kiến nghị để làm sao hệ thống pháp luật thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của mình. Còn với người nước ngoài, khi họ có nhu cầu làm ăn tại Việt Nam thì bao giờ họ cũng có nhu cầu có một chỗ ở ổn định.
Ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN: Đừng tự trói chân
Chúng ta đang trong lộ trình hòa nhập thì nên mở ra để hòa nhập toàn diện hơn. Nhiều nước trên thế giới cũng rất mở về vấn đề này. Nếu chúng ta hạn chế là tự trói chân, vừa không thu hút được ngoại tệ, vừa lãng phí nguồn lực trong nước. Vì vậy, nên cho mua, sở hữu thoải mái, không hạn chế số lượng để đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ.
Nếu mua nhà ở mà không ở, cho mượn hay cho thuê sẽ bị đánh thuế cao, nhà nước cũng có thêm nguồn thu.
GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp FDI: Hạn chế là bất hợp lý
Nên mở rộng cửa để cho người nước ngoài, Việt kiều mua nhà tại Việt Nam, đây được xem là một giải pháp hiệu quả nhất để giải phóng lượng hàng BĐS tồn kho, đặc biệt là phân khúc cao cấp.
Tâm lý hạn chế người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam vì sợ bị thâu tóm bởi các tập đoàn tài chính đa quốc gia. Nhưng đất đai không có chân, không phải là sản phẩm có thể mang từ nơi này sang nơi khác được nên việc thâu tóm là không dễ. Thực tế, những năm đầu thập niên 80, bong bóng BĐS ở Mỹ bị nổ, hàng loạt công ty tài chính của Nhật Bản đã vào mua, chính người Mỹ cũng lo lắng rằng Mỹ sẽ trở thành quốc đảo của Nhật Bản.
Điều lo lắng đó đã không xảy ra, khi kinh tế thoái trào vực dậy, người Nhật bán lại tài sản đất đai họ đã thu mua trước đó cho người Mỹ, đất của người Mỹ vẫn trên đất nước của họ.
Ông Peter Ryder, Tổng giám đốc của Indochina Land: Giải phóng hàng tồn
Tôi cho rằng đã đến lúc cần "giải phóng" cho thị trường bất động sản Việt Nam, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thị trường chắc chắn sẽ có nhiều biến chuyển tích cực song song với quá trình tự do hóa đang diễn ra, giúp cho khách mua nước ngoài dễ dàng sở hữu bất động sản ở Việt Nam hơn.
Nếu Chính phủ mở cửa thị trường hơn nữa cho những người mua có tiền, tiềm năng lớn của thị trường sẽ được khai mở, đặc biệt trong phân khúc cao cấp, có thể đầu tư với mức giá hợp lý và cho thuê lại để kiếm lợi nhuận.