Người Nga không lo “đói nông sản” dù phương Tây gia tăng trừng phạt?

(Dân trí) - Các nhà quan sát nhận định: cùng với sự bù đắp của nguồn cung khác, cộng với việc một số nước trong EU đang đòi bãi bỏ lệnh cấm do lo sợ mất thị trường vì lệnh cấm vận của Mỹ và EU… người Nga sẽ không lo đói nông sản, thực phẩm

Trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung nông sản và thực phẩm khi Nga chính thức cấm nhập khẩu nông sản và thực phẩm của các nước EU, Mỹ, Canada, Úc ngày 6/8, Ecuador, Ai Cập là hai quốc gia đầu tiên lên tiếng bù đắp những thiếu hụt về nông sản và thực phẩm của nước EU vào Nga. Ngoài ra các quốc gia Châu Mỹ La tinh (Chi Lê, Brazil) và Trung Quốc đang đứng về phía Nga bất chấp EU đang cố gắng thuyết phục trung lập.

Người Nga không lo “đói nông sản” dù phương Tây gia tăng trừng phạt?
Lãnh đạo các nước EU đang trừng phạt các ngành ngân hàng, khai thác mỏ và xuất khẩu vũ khí của Nga vì cho rằng Nga liên quan đến bất ổn của Ucraina (ảnh minh họa)

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Metro không đóng thuế 12 năm: Cục thuế có lời phân trần
* Người Việt vào casino: Quản thế nào?
* Vạ lây và đắc lợi trong cuộc chiến của Putin
* Ngành thép lo phá sản vì “người khổng lồ” Nga
* Nhật, Thái, Hàn: 'Tam quốc chiến' xâu xé thị trường Việt

Các nhà quan sát nhận định: cùng với sự bù đắp của các nguồn cung khác, cộng với việc một số nước nhỏ trong EU đang phản ứng đòi bãi bỏ lệnh cấm do lo sợ mất thị trường, ảnh hưởng đến nền kinh tế của mình hậu lệnh cấm vận của Mỹ và EU… nhiều khả năng người Nga sẽ không lo đói nông sản và thực phẩm, vấn đề còn lại chỉ là họ sẽ phải trả chi phí đắt hơn hay cơ cấu lại danh mục thực phẩm, nông sản ưu thích mà thôi.

Dồn dập sự thay thế đến với người Nga

Tuyên bố hôm thứ 3 tuần này, Tổng thống Ecuador Rafael Correa khẳng định đất nước ông sẽ không xin phép bất cứ ai khi cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng đến Nga. “Tôi muốn nói luôn rằng chúng tôi không cần đến sự cho phép của bất cứ ai để bán thực phẩm cho những quốc gia thân thiện: như chúng ta đều biết, Mỹ Latinh không phải là một phần của Liên minh châu Âu", - hãng Andes dẫn tuyên bố của ông Correa.

Ngoài tuyên bố mạnh mẽ của quốc gia Mỹ La tinh này, Ai Cập cũng khẳng định sẽ là lựa chọn của Nga để thay thế hàng nông sản, thực phẩm thiếu hụt từ EU vào Nga. Trong cuộc hội đàm tại Sochi (Nga) mới đây, Tổng thống Putin với Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi đã thảo luận việc thành lập một trung tâm dịch vụ hậu cần trên biển Đen, đặc biệt là việc cung cấp sản phẩm nông nghiệp Ai Cập cho thị trường Nga. Bình luận về vấn đề này Mikhail Margelov - Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga, Ai Cập có thể bù đắp cho sự thiếu hụt 50% nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho Liên bang Nga do lệnh cấm vận.

Ngoài Ai Cập và Ecuador, các nước Mỹ La tinh khác nằm trong khối các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Phát triển (OECD) như Chi lê, Mehico và đặc biệt là Brazil chắc chắn sẽ đứng về phía Nga và lợi ích của nhóm các nước này. Bên cạnh đó, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc đang lên kế hoạch chuẩn bị cho việc tiếp cận sâu hơn vào thị trường Nga thông qua thương mại hàng hóa và xúc tiến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng phía đông của Nga. 

Rõ ràng, lệnh trừng phạt của EU đang khiến Nga ngày càng siết chặt mối quan hệ với các nước “đồng minh” trong OECD và mới đây Tổng thống Putin khẳng định: “việc cấm vận xuất khẩu nông sản của EU vào Nga sẽ là điều kiện đê Nga cơ cấu lại thị trường nhập khẩu và là điều kiện để người tiêu dùng Nga lựa chọn hàng sản xuất trong nước”. Theo Mikhail Margelov - Ủy ban Đối ngoại Thượng viện: “Trong số các nước châu Phi, Namibia và Sudan cũng bày tỏ sẵn sàng cung cấp sản phẩm nông nghiệp sang Nga, bao gồm các sản phẩm thịt” -  Hãng tin ITAR-TASS (Nga).

Về khối lượng nông sản, thực phẩm thì Nga có nhiều  đối tác để bù đắp, vấn đề còn lại chỉ là thỏa thuận giá cả. Tuy nhiên các vấn đề khác liên quan đến thị trường tài chính và ngành dầu khí của Nga sẽ không dễ gì tìm được đối tác và thị trường thay thế.  Hiện các ngân hàng Nga, ngành dầu khí của Nga có mối làm ăn rất lớn với các đối tác Châu Âu, trong đó có Đức, Pháp, Anh. EU cũng là thị trường chính tiêu thụ 60% lượng khí đốt của Nga. Chính vì thế, Nga cũng không muốn đẩy tình hình đi quá xa và thông điệp của ông Putin phát đi tối ngày 14/8, đã làm nhiều nước EU “phấn khởi”: Nga sẽ đứng lên bảo vệ mình nhưng không phải trả giá bằng sự đối đầu với một phần còn lại của thế giới.

Các nước nhỏ ở EU không muốn “phiêu lưu”

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và Ngân hàng Thế giới Worldbank, thương mại giữa Nga và EU đã được cải thiện đáng kể khi Nga gia nhập WTO (năm 2012), đặc biệt là thương mại với các nước Đức, Pháp và nhiều nước Liên Xô cũ (nay là SNG). Nga cũng chiếm vai trò rất quan trọng trong thị trường xuất khẩu của nông nghiệp các nước EU, năm 2013 các nước EU xuất khẩu được 11,9 tỷ euro sang Nga, hàng nông sản EU chiếm 42% nhu cầu tiêu dùng của Nga.

Người Nga không lo “đói nông sản” dù phương Tây gia tăng trừng phạt?

Các nước EU đang đối mặt với "tác dụng phụ" của lệnh trừng phạt, các nước nhỏ của EU đang chịu thiệt hại nên làn song phản đối trừng phạt Nga đã được hai nước Áo và Séc đưa ra

Hai nước phản đối mạnh mẽ nhất lệnh trừng phạt Nga của EU là Séc và Áo. Theo tờ The Local (Thụy Điển) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Áo Anere Rupprechter cho rằng, thiệt hại của tổ hợp nông-công nghiệp Áo do những hạn chế của Nga về nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp nhằm đáp trả lệnh trừng phạt của phương Tây là 4,5 triệu euro. Bộ trưởng Rupprechter cũng kêu gọi EU tìm cách để "giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế quốc gia", liên quan đến phản ứng của Nga. 

Chỉ trích mạnh mẽ nhất lệnh trừng phạt vào kinh tế Nga chính là Cộng hòa Séc khi cả Thủ tướng và Tổng thống Séc đều phản ứng mạnh mẽ việc làm của EU. Trả lời phỏng vấn của Đài Truyền hình Séc mới đây, Tổng thống Zeman đã cảnh báo những biện pháp trừng phạt nói trên sẽ gây tổn hại nhiều hơn là mang lại tác dụng như mong muốn. Ông cũng cho biết sẽ hối thúc Liên minh châu Âu (EU) xem xét việc bồi thường cho các nhà sản xuất thực phẩm của Séc bị ảnh hưởng do các biện pháp trả đũa EU của Nga.

Tổng thống Zeman nêu rõ rằng Séc có thể nhận được khoản bồi thường nhất định từ các quỹ dự phòng trong khuôn khổ Chính sách nông nghiệp chung của EU. Tuy nhiên, khoản bù đắp này chỉ mang tính ngắn hạn trong vài ba tháng mà thôi.

Lệnh trừng phạt của EU sẽ có thể đẩy các nền kinh tế nhỏ mới vừa vực dậy sau cuộc khủng hoảng nợ công năm 2013 lún sâu thêm vào khó khăn. Theo hãng tin Bloomberg, Hy Lạp dự kiến là nước chịu thiệt hại nhiều nhất bởi nước này có mối quan hệ thương mại với Nga đạt 9,3 tỷ euro (2013) vượt qua cả thương mại của Hy Lạp với nước lớn nhất của EU là Đức.

Lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm của Nga cũng được dự đoán là đòn giáng mạnh vào nền nông nghiệp của các nước EU khác khi thương mại của các nước này vào Nga năm 2013 chiếm rất lớn như: Ba Lan đạt 926 triệu euro, Litva đạt 912 triệu euro, Hà Lan đạt 623 triệu euro, Đức đạt 556 triệu euro và Tây Ban Nha đạt 440 triệu euro…

Chính vì lợi ích hai chiều nên việc tiếp tục duy trì lệnh trừng phạt với Nga sẽ làm các nền kinh tế nhỏ của EU trở nên dễ bị tổn thương và cần chấm dứt cuôc phiêu lưu lấy kinh tế làm con tin, và mới đây các chuyên gia đến từ các Ngân hàng lớn nhất của Đan Mạch dự đoán: “Cuộc chiến thương mại leo thang khó chịu cho cả Liên minh châu Âu lẫn Nga. Do đó, EU sẽ từ bỏ trừng phạt trong vòng 1-3 tháng, còn tiếp theo đó Nga cũng hủy bỏ lệnh trừng phạt đáp trả của mình”. 

Nguyễn Tuyền

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước