Ngỡ ngàng vẻ đẹp cổ kính, bề thế của "cụ" trôi trên 500 năm tuổi

Những người già nhất trong làng Bến, xã Dị Nậu (Thạch Thất, Hà Nội) không ai biết cây trôi có từ bao giờ. Nhiều già trong làng ước tính rằng, cây trôi này đã án ngự ở đây khoảng 500 năm. Đặc biệt, hễ năm nào cây trôi sai quả, thì năm đó mưa thuận, gió hòa, bà con mùa màng bội thu…

Những người ở xa đến có dịp đi qua thôn Bến đều không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp cổ kính, bề thế của cây trôi hàng trăm năm tuổi. Nhiều người không “cưỡng” lại được vẻ đẹp của cây trôi này đã phải dừng xe lại để ngắm, chụp lại những bức ảnh lưu niệm và xuýt xoa: “Đẹp quá! Quý quá!”…

ngo ngang ve dep co kinh, be the cua

Cụ Phúc, một trong các cao niên ở làng Bến cho biết, cây trôi là loài cây thuộc họ của cây kéo, muỗm, xoài. Tuy nhiên, quả trôi nhỏ hơn và ăn rất chua, xong lại có mùi rất thơm. Có lẽ vì cây đã quá già cỗi, nên mỗi năm ra quả rất ít. “Không ai biết cây trôi này bao nhiêu tuổi, nhưng nhìn vào gốc, cành, tán của nó thì nhiều người ước chừng khoảng 500 năm tuổi” – ông Hùng, một người dân sống cạnh đó cho biết.


Hầu hết các cành của cây trôi cổ thụ này đều đã mọc rêu phong, trông rất cổ kính.

Hầu hết các cành của cây trôi cổ thụ này đều đã mọc rêu phong, trông rất cổ kính.

Người dân ở đây cho hay, cây trôi này đã được đưa vào hương ước của làng để bảo vệ. Theo đó, nghiêm cấm xâm phạm cây dưới mọi hình thức, nếu ai vi phạm sẽ bị phạt.

Ngỡ ngàng vẻ đẹp cổ kính, bề thế của "cụ" trôi trên 500 năm tuổi - 3

Thân cây xuất hiện những cục u toát lên vẻ cổ kính, uy nguy của cây.

Thân cây xuất hiện những cục u toát lên vẻ cổ kính, uy nguy của cây.

Cũng theo người dân nơi đây, sở dĩ cây trôi cổ thụ vô cùng quý hiếm được đưa vào hương ước làng và được bảo vệ nghiêm ngặt, bởi cây trôi này đã mang đến cho dân làng những điềm báo rất linh ứng. Theo đó, cây trôi mỗi năm ra quả rất ít, nhưng hễ năm nào ra nhiều quả, thì năm đó mưa thuận, gió hòa, người dân nơi đây làm ăn rất thuận lợi, mùa vụ bội thu. Còn năm nào ra quả ít, quả rụng nhiều, thì năm đó thiên tai nhiều, mùa màng thất bát…

Theo quan sát của PV Dân Việt, cây trôi có một gốc nhưng có 2 cây: một cây to, đường kính khoảng 1,5m, cao khoảng 30m, tán rộng khoảng 30m, cành tủa tỏa bốn phương, tám hướng mọc đầy rêu phong cổ kính; một cây bé, đường kính khoảng 60cm, cao khoảng 15m ít tán. Hầu hết các cành lớn của cây trôi to đều đã được phủ bằng một lớp rêu phong..


Cây trôi cổ thụ, quý hiếm này đã được người dân góp tiền xây tường rào sắt để bảo vệ.

Cây trôi cổ thụ, quý hiếm này đã được người dân góp tiền xây tường rào sắt để bảo vệ.

Trên thân cây trôi to, hiện đang xuất hiện mội cây sanh nhỏ đang tầm gửi, rễ đang ôm chặt lấy thân cây trôi chọc xuống đất. Trên cao, các cành lá vẫn xanh tốt và đặc biệt đang xuất hiện rất nhiều chùm quả trôi xanh.

Kính mời bạn đọc cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp rêu phong, cổ kính của cây trôi này:

Ngỡ ngàng vẻ đẹp cổ kính, bề thế của "cụ" trôi trên 500 năm tuổi - 6
Ngỡ ngàng vẻ đẹp cổ kính, bề thế của "cụ" trôi trên 500 năm tuổi - 7
Ngỡ ngàng vẻ đẹp cổ kính, bề thế của "cụ" trôi trên 500 năm tuổi - 8
Ngỡ ngàng vẻ đẹp cổ kính, bề thế của "cụ" trôi trên 500 năm tuổi - 9

Quả trôi khá giống với quả kéo, muỗn, xoài, tuy nhiên quả nhỏ hơn và rất chua. Năm nay trên cây trôi đang xuất hiện rất nhiều quả, báo hiệu một năm bình yên, mưa thuận gió hòa, gặp nhiều may mắn, thuận lợi của người dân nơi đây.

Theo: Nam Tùng Sơn

Dân Việt