Nghịch lý giá điện: Người nghèo đang “bao” người giàu?

Duy trì giá điện thấp như hiện nay không chỉ Nhà nước phải bù lỗ, ngành điện không có tiền để tái đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng ngành điện, mà tệ hại hơn là vẫn tiếp tục “lấy của người nghèo lo cho người giàu”! Bởi, dùng điện nhiều là DN nước ngoài, các công ty xi măng, sắt thép còn tiền bù lỗ là từ ngân sách.

Tập đoàn điện lực Việt Nam đã có phương án xin điều chỉnh giá điện tăng 9,5%. Nếu Bộ Công Thương "gật đầu", đây sẽ là mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây. Hệ lụy của việc tăng, giảm giá điện luôn được mổ xẻ từ nhiều góc nhìn khác nhau, xin giới thiệu quan điểm của TS Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch Hội tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP.HCM (HASCON) để bạn đọc cùng tranh luận.

Lâu nay, chúng ta luôn muốn giữ giá điện thấp mà không quan tâm rằng Nhà nước phải thường xuyên bù lỗ cho ngành điện. Hậu quả là, ai xài điện nhiều thì được bù nhiều, ai xài ít thì bù ít!

Xài nhiều nhất là hai ngành xi măng và thép. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng tận dụng triệt để lợi thế điện giá rẻ để đầu tư. Đặc biệt là vào ngành xi măng.

Nếu nhà nước bù lỗ, có nghĩa là người nghèo phải “bao” người giàu, “giúp” cả các DN nước ngoài! Đây là hệ lụy ngoài mong muốn.
 
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 
 
Để phân tích cấu thành chi phí, tôi cho rằng mức giá hiện nay là giá giả. Chi phí SX điện của Việt Nam và các nước cơ bản như nhau về giá nguyên liệu, nhiên liệu. Nhưng công nghệ của ta kém, quản lý chưa tốt.

Lấy ví dụ trường hợp cụ thể ở hai nhà máy SX điện của ta và nước ngoài tại khu Phú Mỹ. Hai nhà máy có công suất như nhau nhưng nhà máy nước ngoài chỉ có 60 lao động. Còn nhà máy của ta bên cạnh họ là 600 người! Như vậy chi phí lao động và quản lý của ta rất cao.

Không riêng ngành điện mà sản xuất ra một sản phẩm ở nước nghèo bao giờ cũng đắt hơn các nước tiên tiến. Kể cả ở những ngành mà ta có lợi thế. Ví dụ ở Mỹ, một nông dân làm ra sản phẩm đủ nuôi 150 người, còn ở ta một nông dân làm ra chỉ đủ nuôi 4 người! Tương tự, làm ra 1 kw/h điện ở ra phải cao đắt hơn thế giới. Vì vậy giá điện ở ta là giá giả, tồn tại được bằng tiền thuế bù vào.

Kết quả của đợt thanh tra và kiểm toán trước đó cho thấy, cơ cấu giá thành điện “có vấn đề”. Chẳng hạn, xây dựng nhà nghỉ dưỡng, mua xe cộ vượt mức quy định v.v… được hạch toán vào giá thành điện, tức là bắt người tiêu dùng “gánh” những chi tiêu này!

Với những việc sai quy định như vậy, trách nhiệm của ngành điện là phải chấn chỉnh. Song, đặt trong tổng thể lớn của ngành điện hiện nay thì còn vấn đề lớn hơn. Tôi lấy làm tiếc là tại sao kiểm toán, thanh tra không công bố các con số công khai, minh bạch giúp dân hiểu là điện của ta đang bán dưới giá thành SX, đang bán giá thấp.

Trở lại chuyện tăng giá điện, nhiều ý kiến cho rằng giá điện của ta quá rẻ, quá bất hợp lý nhưng cái được khác lớn hơn là giúp các ngành SX – KD bớt áp lực tăng giá, giảm sức cạnh tranh; giúp ổn định đời sống nhân dân! Điện lực “chịu đựng” một chút cho cái chung lớn hơn? Chẳng qua là “lấy túi này bù cho túi kia”, miễn là có lợi hơn cho cái chung là tốt….

Tôi cho rằng, để lo cho dân, còn nhiều thứ khác bù cho họ tốt hơn, công bằng hơn như học tập, khám chữa bệnh v.v… Còn “bù” bằng giá điện thì như đã nói ở trên, rất phi lý, không hiệu quả.

Còn tác động tới SX – KD, nếu cho rằng giá điện tăng giá ảnh hưởng đến giá cả các mặt hàn khác phải tăng, cạnh tranh kém … là chưa chính xác.

Nhiều mặt hàng khác tăng giá gây ảnh hưởng lớn hơn nhiều. Chi phí điện trong giá thành SX không lớn. Chúng ta thử làm bài tính để thấy rõ điều đó. Ví dụ SX một cái kính thì điện chiếm 10% giá thành. Nếu điện tăng giá 5%, thì giá thành cái kính sẽ tăng thêm 5% trong 10% giá điện trong sản phẩm. Không đáng kể.

Hoặc trong SX nông nghiệp, chi phí giá điện trong một kg gạo là khoảng 100 đồng. Giả sử giá điện tăng 22%, tức lên 22 đồng/kg gạo. Lấy giá gạo bình quân hiện nay 10.000 đồng/kg, thì giá điện tăng 22% sẽ đẩy giá gạo lên 10.022 đồng! Khoảng 0,02%. Rất nhỏ.

Như tôi đã nói, tiêu thụ điện lớn nhất hiện nay là xi măng, sắt thép. Phần lớn là lĩnh vực của nước ngoài đầu tư. Tiếp theo là ngành cơ khí. Nhưng ngành này của Việt Nam ta rất kém, chẳng đáng kể. Những “ông” chế tạo lớn vẫn là DN nước ngoài. Tiền thuế của nhân dân ta bù cho giá điện phần nhiều là “bù” cho những DN đó là chính.

Còn nói giữ giá điện thấp để giữ cho cái chung, nhiều ngành SX – KD trong nước bớt áp lực là rất cảm tính. Giá cả tăng do nguyên nhân cung - cầu, do lạm phát và thuế tác động phần lớn.

Như vậy, giá điện tăng có ảnh hưởng nhưng không lớn như ta tưởng!

Theo TS Nguyễn Bách Phúc (Duy Chiến ghi)
Tuần VietnamNet
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”