1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Nghị định về cá tra chưa hiệu lực đã nhiều bàn cãi

(Dân trí) - Nghị định 36/2014/NĐ - CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/6/2014. Tuy nhiên, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep) có kiến nghị dời thời gian thực hiện đến 2015 vì còn nhiều bất cập, bàn cãi.

Doanh nghiệp phản ứng gay gắt

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

* Sếp doanh nghiệp bất động sản mua bán lượng lớn cổ phiếu

* Chiến tranh lạnh đe dọa thế giới

* Miền Nam hết lo thiếu điện mùa nắng nóng

* Gói 30.000 tỷ: 3 dự án được vay 420 tỷ đồng trong tháng 5

Việc thực hiện Nghị định 36 (gọi tắt là Nghị định cá tra), là chủ đề chính được các đại biểu, doanh nghiệp đưa ra thảo luận tại hội nghị Ban chỉ đạo sản xuất, tiêu thụ cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vừa diễn ra tại TP Cần Thơ. Trong đó, nhiều doanh nghiệp cho rằng Nghị định này là cần thiết vì sẽ quy hoạch, sắp xếp lại ngành cá tra từ nuôi, chế biến, xuất khẩu nhưng có nhiều bất cập cần điều chỉnh nên dời thời gian thực hiện đến cuối năm 2015.
 
Bà Nguyễn Thị Ánh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thủy sản Ngọc Xuân (Tiền Giang) cho biết: “Nghị định ra đời là cần thiết nhằm ổn định thị trường, tránh cạnh tranh không lành mạnh, đưa ngành cá tra phát triển. Tuy nhiên, có nhiều bất cập ảnh hưởng tới doanh nghiệp như phải đăng ký hoạt động xuất khẩu qua Hiệp hội cá tra gây chồng chéo, khai báo hợp đồng kinh tế với Hiệp hội có thể làm lộ bí mật trong kinh doanh…”

Nhiều doanh nghiệp cho rằng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu
Nhiều doanh nghiệp cho rằng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu

Còn ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hùng Vương cho biết: “Nghị định làm sao phải đặt lợi ích doanh nghiệp, người nuôi lên hàng đầu. Nếu thực hiện Nghị định này thì người nuôi và doanh nghiệp gặp khó khăn ngay về vốn. Vì vậy cần thiết phải lùi thời gian thực hiện để có những điều chỉnh hợp lý”.
 
Ngoài ra, nhiều doanh doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cho rằng phải chịu thêm phí cộng thêm phí kiểm nghiệm sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, tốn kém cho doanh nghiệp. Vì vậy cần thiết phải lùi thời gian thực hiện nghị định và có những bổ sung, điều chỉnh cho hợp lý vì có nhiều điểm rất bất lợi cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu.

Người nuôi nhỏ lẻ sẽ bị sàng lọc

Nghị định cá tra ra đời sẽ giúp ngành cá tra phát triển, tạo hành lang pháp lý quản lý cả ngành cá tra nhưng nhiều người cho rằng, nông dân vẫn ở “thế yếu” và nhanh chóng sẽ bị sàng lọc. Theo thống kê, hiện vùng ĐBSCL có diện tích thả nuôi cá tra khoảng 5.500 ha nhưng vùng của doanh nghiệp chiếm 70% diện tích còn lại là vùng nuôi của hộ dân nhỏ lẻ và hộ nuôi gia công cho doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm HTX cá tra Thới An (quận Ô Môn, TP Cần Thơ) là người nuôi cá tra lâu năm ở địa phương cho biết: “Thật ra người nuôi nhỏ lẻ mấy năm qua đã sàng lọc gần hết nên giờ chẳng còn bao nhiêu chủ yếu là vùng nuôi của doanh nghiệp và người nuôi gia công. Khi thực hiện Nghị định, nuôi theo tiêu chuẩn Globa Gap, Viet Gap… thì chẳng còn bao nhiêu người nuôi nhỏ lẻ”.
 
Theo ông Hải, thực hiện Nghị định sẽ có nhiều nông dân nuôi nhỏ lẻ “chết” nhưng đó là quy luật tất yếu. Nghề nuôi nhất định sẽ có chuyển biến tích cực vì được quy hoạch vùng nuôi bài bản, nuôi theo tiêu chuẩn xuất khẩu… Tuy nhiên, điều băn khăn nhất hiện nay đối với người nuôi cá tra là vùng nào mới được quy hoạch nuôi, ai sẽ là người đầu tư vào vùng quy hoạch.
 
Ông Hải cho biết thêm: “Vùng nuôi cá tra của HTX hiện nay chưa biết có nằm trong quy hoạch của ngành nông nghiệp hay không mặc dù nơi đây đã nuôi cá lâu năm, mục đích sử dụng đất là nuôi thủy sản. Chỉ mỗi việc quy hoạch vùng nuôi, đầu tư hạ tầng để sản xuất đã khó nói gì đến các tiêu chuẩn này nọ…”.

Thực hiện Nghị định sẽ quy hoạch, nuôi cá tra theo tiêu chuẩn xuất khẩu
Thực hiện Nghị định sẽ quy hoạch, nuôi cá tra theo tiêu chuẩn xuất khẩu

Phát biểu tại hội nghị Ban chỉ đạo sản xuất, tiêu thụ cá tra ĐBSCL ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám, khẳng định: “Nghị định 36 sẽ tạo hành lang pháp lý để quản lý toàn bộ chuỗi ngành hàng cá tra từ các yếu tố đầu vào, quy hoạch, đến quy trình nuôi và thu mua chế biến, xuất khẩu; sẽ là tín hiệu tốt, cơ sở pháp lý để quản lý sản xuất và xuất khẩu cá tra. Nghị định này sẽ áp dụng các điều khoản theo lộ trình và sẽ tiếp tục có những phương án bổ sung, sửa đổi cho phù hợp tình hình thực tế…”.

Người nuôi nhỏ lẻ dần sẽ bị sàng lọc
Người nuôi nhỏ lẻ dần sẽ bị sàng lọc

Ngành cá tra Việt Nam lâu nay được xem là độc quyền, “một mình một chợ” trên thị trường thế giới nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong nuôi, chế biến, xuất khẩu. Trong đó có việc cạnh tranh không lành mạnh làm giảm giá bán, hạ uy tín của cả tra xuất khẩu nên dù độc quyền nhưng người nuôi vẫn thua lỗ, doanh nghiệp cũng lao đao. Vì vậy việc thực hiện Nghị định này được xem là cứu cánh để sắp xếp ngành cá tra dù chưa có hiệu lực đã gặp sự phản ứng từ nhiều phía. 

Minh Giang

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm