1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

An Giang:

Nghề xúc trùn chỉ thu nhập hơn 20 triệu đồng/tháng

(Dân trí) - Nghề xúc trùn chỉ không cần phải đầu tư nhiều vốn mà chỉ cần có vợt và thau. Tuy nhiên làm nghề này, hàng ngày phải trầm mình dưới ao nhưng đổi lại thu nhập trên 20 triệu đồng mỗi tháng.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* EVN “rót” trên 80.700 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng
* Gãy trụ, VN-Index tiếp tục trượt dốc
* IMF lần thứ hai "dìm" triển vọng kinh tế toàn cầu
* Sợ doanh nghiệp ngoại chiếm lĩnh thị trường bán lẻ: “Lo bò trắng răng?”
* Cựu Thủ tướng Ukraine kêu gọi thanh toán nợ khí đốt cho Nga
* [VIDEO] Tài chính kinh doanh sáng 08/10/2014

Không chỉ có ông Lư Ngọc Ẩm mà rất nhiều hộ dân trong ấp Bình Thành, xã Phú Bình (Phú Tân, An Giang) trước nay vốn nghèo khó, không đất sản xuất nhưng từ khi tham gia nghề xúc trùn chỉ cuộc sống dần thay đổi.

Ông Ấm kể: “Nhà nghèo không đất sản xuất, phải đi làm thuê kiếm từng bữa ăn. Cảnh nhà chật vật nên mấy đứa con chỉ học đến cấp 2 là nghỉ để đi làm phụ tiếp gia đình. Tôi đến với nghề này cũng trong một lần tình cờ, khi gặp được người đãi trùn chỉ gần nhà. Qua hỏi thăm và biết thị trường thiêu thụ loại trùn này lớn, cho thu nhập ổn định nên cả nhà tôi quyết định ăn thua với nghề xúc trùn chỉ từ đó”.

Dụng cụ để xúc trùn khá đơn giản chỉ cần có cái vợt được làm bằng lưới cước Thái, cán làm bằng sắt và 5 – 15 cái thau để đãi và ủ trùn (tùy theo số lượng nhiều hay ít). Để chọn được nơi có nhiều trùn, ngoài kinh nghiệm tích lũy, người thợ xúc phải biết phán đoán, đi nhiều nơi để quan sát.

Nói về kinh nghiệm xúc trùn ông Ẩm chia sẻ: Trùn chỉ thường sống ở những vùng nước chảy chậm, đầm lầy, ao, hồ tại những nơi nước luôn ấm và ô nhiễm, thiếu oxy mà chủ yếu ở vùng nông thôn, tập trung ở các khu vực nuôi thủy sản như đê, ao nuôi cá tra…vì loài này sinh sôi từ ao thức ăn, phân chuồng. Mùa vụ xúc trùn chỉ bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 11 (âm lịch) hàng năm.

Dễ làm, không cần đầu tư nhiều chi phí mà vẫn có thể đem lại nguồn thu nhập cao. Chính vì vậy rất nhiều nông dân trong xóm tham gia xúc trùn chỉ. Ông Ẩm nói: “Trước đây, chỉ có vài hộ tham gia xúc trùn, nhưng đến nay số lượng làm nghề đã tăng lên 60 người. Bình quân mỗi người xúc được khoảng 600 đến 800 kg trùn/tháng, trừ chi phí cho thu nhập 27 đến 30 triệu đồng. Với sản lượng thu hoạch 20 đến 30  kg/ngày, bán với giá 45.000 đ/kg. Mỗi người xúc trùn có thu nhập khoảng 800.000 đ/ngày, có khi trúng thu nhập khoảng 2 triệu đồng”.

Ông Cao Văn Hoàng cùng ở ấp Bình Thành mới làm nghề xúc trùn chỉ cho biết: “Thường xúc trùn chỉ bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 9 giờ và buổi chiều bắt đầu từ 15  giờ đến 17 giờ. Mỗi ngày, xúc trùn khoảng 4 đến 5 giờ. Mỗi buổi sáng hay độ chiều là trên chục anh em tập hợp uống cà phê rồi sau đó tỏa đi các hướng để xúc trùn. Chưa có kinh nghiệm nhưng mỗi ngày cũng thu nhập 300.000 – 500.000 đồng/ngày, có lúc trên 700.000 đồng”.

Theo ông Ấm cho biết thêm trùn chỉ là loài “ăn dơ ở sạch” tuy chúng sống trong nguồn nước bẩn nhưng khi đem về phải trữ kỹ mới không bị chết. Vì thế tôi đào rất nhiều ô đất nhỏ, lót bạt, bơm nước giếng và chạy oxy để trữ trùn chỉ. Để đãi trùn, trước tiên cho trùn mới xúc vào thau và cho nước sạch vào, sau 2 tiếng đồng hồ trùn kết thành mảng rồi sang bồn để trữ.

Theo tìm hiểu của PV Dân trí bà con sống bằng nghề xúc trùn chỉ  không chỉ hoạt đồng ở địa bàn tỉnh An Giang mà còn đi sang các tỉnh khác làm nghề như Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang…những nơi nước sâu thường họ trang bị thêm ống hơi để thở. Ông Hoàng, ông Ẩm cho biết, nghề xúc trùn chỉ có thể làm quanh năm, kể cả lúc mưa, nắng, lúc đêm khuya, do vậy đòi hỏi người làm phải có sức khỏe vì quanh năm phải trầm mình nơi nước thối, nước sâu… 

Hiện nay, nhu cầu thị trường của loài vật này rất lớn nên ông Ẩm quyết định mở cơ sở thu mua trùn chỉ để thu gom của bà con trong xóm. Ngoài ra, ông còn giải quyết việc làm cho 20 lao động tại địa phương. Từ khi nghề này hình thành đã giải quyết được công ăn việc làm cho rất nhiều hộ nông dân trong ấp và giảm thiểu được tệ nạn xã hội. Đối với những hộ nghèo muốn làm nghề xúc trùn chỉ mà không có điều kiện thì ông sẵn sàng hỗ trợ 7 triệu đồng để sắm xe, mua vợt, thau để làm nghề.

Trùn chỉ là món ăn khoải khẩu của các loài cá kiểng hiện nay
Trùn chỉ là món ăn khoải khẩu của các loài cá kiểng hiện nay

Trùn chỉ sống nhiều ở những ao đọng, thối

Trùn chỉ sống nhiều ở những ao đọng, thối

Theo ông Ẩm mỗi ngày ông xúc từ 20 - 30kg/ngày

Theo ông Ẩm mỗi ngày ông xúc từ 20 - 30kg/ngày
Khi trùn được xúc về, chia ra từng thau nhỏ để đãi bùn đất, rác... lấy trùn
Khi trùn được xúc về, chia ra từng thau nhỏ để đãi bùn đất, rác... lấy trùn
Những hộ làm có vốn thì đầu tư bễ bạc thế này rồi đổ trùn vào

Những hộ làm có vốn thì đầu tư bễ bạc thế này rồi đổ trùn vào
Sau đó, trùn tựu thành từng mảng và chỉ mang vợt đết hớt trùn

Sau đó, trùn tựu thành từng mảng và chỉ mang vợt đết hớt trùn
Sau khi đãi sạch tạm chất trong trùn, người dân cho trùn vào túi nilon nhỏ để bán

Sau khi đãi sạch tạm chất trong trùn, người dân cho trùn vào túi nilon nhỏ để bán
Nếu một hộ xúc được từ 20 -30kg trùn/ngày đã có thu nhập trên 800.000 đồng/ngày
Nếu một hộ xúc được từ 20 -30kg trùn/ngày đã có thu nhập trên 800.000 đồng/ngày
Nếu một hộ xúc được từ 20 -30kg trùn/ngày đã có thu nhập trên 800.000 đồng/ngày
Thông thường một túi nhỏ khoảng 1kg trùn chỉ và hiện nay được các điểm thu mua với giá 45.000 đồng/kg

Nguyễn Hành - Nhân Nguyễn

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm