1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

ĐBSCL:

Nghề nuôi cá tra "phất" trở lại

(Dân trí) - Nếu như 3 năm trước, nói đến nghề nuôi cá tra ngay cả những “đại gia” ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng lắc đầu ngao ngán vì thua lỗ, phải bán đất trả nợ. Thế nhưng gần đây nghề nuôi đã “phất” trở lại nhờ giá cao và liên kết với doanh nghiệp.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Thứ trưởng GTVT: “Không tăng phí đường bộ với xe máy”
Ông Đặng Văn Ngôn, nuôi cá tra ở phường Thới An (Ô Môn, TP Cần Thơ) đang chuẩn bị thu hoạch ao cá tra với sản lượng ước khoảng 150 tấn theo hình thức nuôi gia công cho doanh nghiệp Sao Mai (Công ty Chế biến thuỷ sản ở tỉnh An Giang). Doanh nghiệp bao tiêu thức ăn theo tỷ lệ 1.57 (doanh nghiệp bỏ ra 1,57 kg thức ăn thu về 1 kg cá tra) và trả công cho người nuôi 5.200 đồng/kg cá tra.
 
Ông Ngôn cho biết: “Tôi nuôi cá tra từ năm 2002 với biết bao thăng trầm tưởng đâu bỏ nghề vì thua lỗ nặng. Năm vừa rồi tôi liên kết nuôi gia công nên đảm bảo lợi nhuận khoảng 2.000 đồng/kg”.
 
Theo ông Ngôn, người nuôi sẽ đầu tư con giống, công chăm sóc, nhiên liệu bơm nước, thuốc, phần thức ăn ban đầu khi cá đạt trọng lượng 8 đến 10 con/kg còn lại doanh nghiệp sẽ đầu tư.
 
Ngoài nuôi gia công, ông ngôn còn tự đầu tư nuôi 1 ao cá tra với sản lượng đạt khoảng 150 tấn. Hiện nay giá cá tra khoảng 24.000 đồng/kg, nhiều người nuôi sẽ đạt lợi nhuận khá cao. Thậm chí 1 số người lợi nhuận cả tỷ đồng, điều mà trước đây có nằm mơ người nuôi cá tra cũng không nghĩ tới.

Thu hoạch cá tra ở ĐBSCL
Thu hoạch cá tra ở ĐBSCL

Nông dân Đào Quang Những, nuôi cá tra ở phường Thới Long (Ô Môn, TP Cần Thơ) đang rất phấn khởi vì vụ nuôi vừa rồi thắng lớn.
 
Ông Những cho biết: “Vụ rồi tôi thu hoạch ao 6.000 m2 được gần 300 tấn bán với giá 25.000 đồng/kg. Trung bình mỗi kg lời 4.000 đồng nên lợi nhuận đạt hơn 1 tỷ đồng sau vụ nuôi khoảng 8 tháng”.
 
Hiện nay ông Những đang đầu tư mở rộng diện tích ao nuôi và xây dưng theo mô hình nuôi cá sạch. Theo ông Những, hiện tại giá cá tra nguyên liệu trên thị trường dao động từ 24.000 đến 24.200 đồng/kg nên người nuôi lợi nhuận rất cao. Có được giá như hiện nay, là do quá trình sàng lọc hàng chục năm qua. Nhiều người nuôi cá tra, thậm chí cả doanh nghiệp làm ăn chụp giựt đều “chết” hoặc phá sản để chuyển qua nghề khác. Bây giờ người nuôi còn lại đều có vốn để đầu tư, doanh nghiệp chế biến cũng làm ăn hiệu quả nên nghề nuôi, chế biến cá tra cũng bắt đầu khôi phục.

Nghề nuôi cá tra đã dần được khôi phục
Nghề nuôi cá tra đã dần được khôi phục

Theo thống kê, hiện toàn vùng ĐBSCL có 10 tỉnh, thành nuôi với diện tích khoảng 6.000 ha với 10% diện tích hộ dân nuôi rồi bán ra thị trường, còn lại là vùng nuôi của doanh nghiệp hoặc hộ nuôi theo hình thức gia công. Giá nuôi gia công dao động từ 4.600 đồng đến 5.200 đồng/kg, người nuôi sẽ có lợi nhuận trên 1.000 đồng/kg, tuy ít nhưng rất ổn định.
 
Hiện tại thị trường xuất khẩu cá tra cũng khá khả quan, giá xuất khẩu cá tra sang thị trường châu Á, châu Âu khoảng 2,5 USD/kg (tăng 0,2 USD/kg so với mấy tháng trước), thị trường mỹ khoảng 3 USD. Trong thời gian tới, nhu cầu thị trường xuất khẩu sẽ khá dồi dào do vào dịp cuối năm và Noel.

Chế biến cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL
Chế biến cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL

Ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi cá tra Thới An (Ô Môn, TP Cần Thơ) cho biết: “Trong thời gian gần đây nghề nuôi cá tra và doanh nghiệp chế biến có sự sàng lọc rất lớn. Nghề nuôi cá tra cũng hướng theo sự bền vững không còn thầy cảnh bán ao, thua lỗ như trước đây. Rất nhiều nông dân có lợi nhuận cao và có vốn để đầu tư tái sản xuất”

Minh Giang
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm