1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

Nghề bị nhận lầm là trọng tài bóng đá!

Khi các trọng tài viên của VIAC tham gia các sự kiện có giới thiệu chức danh là trọng tài thì có một số doanh nghiệp ngay lập tức tới “làm quen” với mục đích sắp tới có sự kiện bóng đá nào thì có chỗ liên hệ… xin vé.

Ông Nguyễn Gia Hảo, GĐ Cty tư vấn  đầu tư và kinh doanh Hà Minh - một trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), kể rằng một lần ông lái xe và vi phạm Luật Giao thông liền bị một anh công an giao thông tuýt còi và giữ lại để xử phạt. Nhưng khi ông “khai” rằng mình đang làm việc cho VIAC thì được anh công an “tha” ngay với thái độ hết sức phấn khởi và kèm theo ngay một lời nhắn: “Khi nào có trận bóng hay, bác cho em xin… cặp vé!”.
 
Nghề bị nhận lầm là trọng tài bóng đá!
Chủ tịch Hội đồng Trọng tài trao quyết định công nhận hòa giải thành công tại một phiên họp giải quyết vụ tranh chấp cho đại diện bị đơn Singapore.

 

Nhầm lẫn rồi ngộ nhận

 

Không chỉ luật sư Hảo gặp phải tình huống nhầm lẫn rất hài hước này mà Tổng thư ký VIAC - luật sư Vũ Ánh Dương cũng kể rằng chính các cơ quan báo chí cũng nhầm lần bởi khi VIAC gửi thư đến các tòa soạn báo để mời tham gia các hoạt động của trung tâm. Nhưng rất nhiều lần thư mời “bị” chuyển đến cho… ban thể thao thay vì ban kinh tế. Rồi khi các trọng tài viên của VIAC tham gia các sự kiện có giới thiệu chức danh là trọng tài thì có một số doanh nghiệp ngay lập tức tới “làm quen” với mục đích sắp tới có sự kiện bóng đá nào thì có chỗ liên hệ… xin vé.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

 

“Chúng tôi đã phải nói là chúng tôi không phải trọng tài bóng đá”, Tổng thư ký VIAC phân trần. “Rồi năm ngoái, khi chúng tôi tiến hành sửa văn phòng thì mấy anh em thợ sửa chữa cũng hỏi là bác làm trọng tài có còi nào không cho em xin một cái!”. “Rồi tới tận khi thảo luận về Dự thảo Luật Trọng tài thì các đại biểu Quốc hội cũng yêu cầu là phải thêm chữ thương mại vào chứ không thì sẽ có hiểu nhầm là trọng tài bóng đá hay trọng tài bóng chuyền”, luật sư Vũ Ánh Dương kể lại.

 

Ngay cả các doanh nghiệp trong nước - khách hàng của VIAC - cũng ngộ nhận rằng VIAC chỉ giải quyết những tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Anh Phan Trọng Đạt - Phó Trưởng ban Xúc tiến đào tại VIAC - giải thích rằng sự ngộ nhận này một phần là do trước đó tỉ lệ các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài cao hơn dẫn tới hiểu nhầm của các doanh nghiệp trong nước.

 

Những chuyên gia hai vai

 

Hiện VIAC có đội ngũ 150 trọng tài viên, trong đó có 17 trọng tài viên quốc tế. Tổng thư ký VIAC Trần Hữu Huỳnh giới thiệu rằng những trọng tài viên này của VIAC đều là những chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực từ luật, kinh tế tới khoa học công nghệ hay giáo dục… Hầu hết các trọng tài viên đều thông thạo từ 2-3 ngoại ngữ. Thậm chí

 

có trọng tài viên thông thạo tới 4 ngoại ngữ như TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế T.Ư thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Nga. Vì là những chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực nên nghề trọng tài là nghề “kiêm nhiệm” của các chuyên gia này. Chính sự “kiêm nhiệm” này mà khi giới thiệu về chức danh của thành viên nào trong trung tâm cũng dài! Và cũng chính vì sự “kiêm

 

nhiệm” này mà đã có ý kiến lo ngại rằng nếu “kiêm nhiệm” thế này thì các trọng tài viên lấy đâu thời gian, và có đủ tâm huyết để làm tròn cả hai “vai”? TS Phan Chí Hiếu - người từng học luật và bảo vệ Phó TS tại Đại học Lomonoxop, giữ nhiều chức danh tại Bộ Tư pháp và tham gia giảng dạy và hiện là Hiệu trưởng Trường Đại học Luật - phân trần về tính chuyên nghiệp rằng: “Tính chuyên nghiệp thể hiện ở kiến thức chuyên môn, thái độ với đương sự cũng như lương tâm, đạo đức của trọng tài viên”. Còn về thời gian, các trọng tài viên hoàn toàn có thể thu xếp được.

 

VIAC có tới 150 trọng tài viên mà theo thống kê thì trong 2012 chỉ có hơn 60 vụ. Như vậy, nếu chia đều thì mỗi trọng tài chỉ được xử chừng nửa vụ một năm. Thêm nữa, trọng tài viên cũng được quyền từ chối nếu không có đủ thời gian, hay chuyên môn nghiệp vụ không thích hợp. TS Hiếu cũng cho rằng, làm thế nào để làm tròn vai thì chỉ có trọng tài viên mới biết cần làm gì và trách nhiệm của họ đối với công việc chính và công việc trọng tài. Điều quan trọng là thời gian giải quyết vụ việc, phán quyết chính xác và khách quan và đúng pháp luật hay không? “Tôi cũng nghĩ là không có DN nào e ngại chuyện tôi vừa là hiệu trưởng một trường đại học vừa là trọng tài viên”, vị hiệu trưởng Trường Đại học Luật cười tươi. Ông cũng tiết lộ rằng việc tham gia VIAC không phải để lấy thù lao mà vì lòng tự hào nghề nghiệp… nên không mua được.

 

Nỗi niềm bây giờ mới bày tỏ

 

Là trọng tài viên nhưng cũng có những ấm ức riêng và là điều khó nói, dù TS Hiếu đã xử tới hơn 20 vụ tranh chấp. Thời gian qua có nhiều phán quyết của các trọng tài bị hủy do quan điểm chưa thống nhất từ các thẩm phán. Theo thống kê, kể từ khi thành lập tới nay,

 

tổng số vụ tranh chấp mà VIAC xử lý là trên 1.000 vụ. Trong số đó, có 9 phán quyết của trọng tài bị doanh nghiệp đưa tòa án xin hủy. Chính điều này khiến nhiều DN quan niệm rằng phương thức trọng tài không đủ sức nặng. Việc hủy phán quyết theo TS Hiếu là không có căn cứ và ảnh hưởng tới uy tín và suy giảm hình ảnh trọng tài trong mắt doanh nghiệp, khi hiểu biết của doanh nghiệp về trọng tài chưa sâu dù nước ta đang muốn đẩy mạnh phương thức xử tranh chấp ngoài tòa án.

 

Nhận thức về trọng tài trong chính các cơ quan nhà nước còn hạn chế. Một số tòa án địa phương lớn như Hà Nội hiện đã có kinh nghiệm trong việc tiếp cận và thừa nhận các phán quyết trọng tài. Nhưng ở nhiều địa phương lại coi đây là vấn đề “chưa được hướng dẫn” và “chưa có tiền lệ”.

 

Luật sư Đặng Xuân Hợp (Cty luật Allens Arthur Robinson, trọng tài viên VIAC) kể rằng trên đường từ sân bay về trung tâm thủ đô của Malaysia có cả chục tấm biển quảng cáo lớn chỉ dẫn địa điểm của trung tâm trọng tài Malaysia. Hay Chính phủ Singapore đã cho xây một tòa nhà để phục vụ trung tâm trọng tài bởi họ muốn chuyển tải một thông điệp

 

giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài - một cơ chế văn minh, linh hoạt hơn rất nhiều so với tòa án. Ông Hợp nhấn mạnh rằng đã qua thời thu hút đầu tư bằng tài nguyên và lao động giá rẻ. “Giờ đây các quốc gia cần chứng tỏ rằng ở đó công lý được tôn trọng, nhà đầu tư cần được bảo vệ. Nếu chi phí đầu tư thấp mà rủi ro pháp lý cao nhà đầu tư cũng sẽ

 

không muốn vào”, ông Hợp nói. TS Hiếu cũng ngậm ngùi, rằng mình còn món “nợ” làm sao nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và cả những vị trọng tài tương lai là sinh viên luật nơi ông giảng dạy.

 

Bản thân, GS-TS Lê Hồng Hạnh - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Viện trưởng Viện Khoa học quản lý và nay là Chủ tịch Hội đồng báo chí của VIAC - cho biết ông từng tham gia rất nhiều vụ kiện, có vụ số tiền đòi bồi thường tới hàng trăm triệu USD… nhưng ông cũng thừa nhận tính phổ biến của VIAC chưa rộng và các doanh nghiệp còn coi nhẹ phán quyết của trọng tài.

 

 VIAC được thành lập từ hai tổ chức là Hội đồng trọng tài ngoại thương (thành lập năm 1963) và Hội đồng trọng tài Hàng hải Việt Nam (thành lập năm 1964). Đây đều là những tổ chức bên cạnh VCCI. Ngày 28.4.1993, hai tổ chức này hợp nhất lại thành VIAC. Khi có Luật Trọng tài thương mại (tháng 1.2011) thì các định chế trọng tài bắt đầu có điều kiện phát triển. 

 

Theo Lưu Thủy

Lao động
 
Tỷ phú Buffett và những lời đồn quanh núi tiền mặt 40 tỷ USD