1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Ngân hàng Việt và hành trình vươn tầm quốc tế

Trường Thịnh

(Dân trí) - Mang sứ mệnh, khát vọng trở thành những định chế tài chính hàng đầu trong khu vực, vươn tầm thế giới, các ngân hàng Việt Nam đã và đang mở rộng quy mô về vốn, tài sản và mạng lưới ra nước ngoài.

Ngân hàng Việt tăng cường nội lực

Những năm gần đây, các ngân hàng Việt Nam đã liên tục tăng trưởng vốn và tài sản mạnh mẽ nhằm tăng cường năng lực tài chính, từ đó gia tăng nguồn vốn trung, dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh và thị phần.

Theo số liệu thống kê từ báo cáo tài chính quý IV/2022 của 28 ngân hàng, tổng tài sản của các nhà băng này đạt hơn 12,7 triệu tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2021. Trong đó, 10 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất đang nắm giữ 9,97 triệu tỷ đồng, tương ứng với 77,5% tổng tài sản các ngân hàng được thống kê.

Song song với việc tăng vốn và tài sản, các ngân hàng trên cũng đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế trong quản trị rủi ro theo Basel II và tự xây dựng cho chính mình một "bộ đệm" vững chắc để có thể đối phó với những rủi ro tín dụng, vận hành, thị trường và cả dự trữ để dự phòng cho những rủi ro không thể lường trước được.

Nhờ củng cố, tăng cường nội lực, đáp ứng theo chuẩn mực quốc tế, thời gian qua, nhiều ngân hàng Việt đã được các tổ chức, định chế tài chính quốc tế lớn như World Bank, IFC, ADB đánh giá cao và bắt tay đầu tư, tài trợ thương mại với những gói hợp tác giá trị cao.

Vươn mình ra khu vực và thế giới

Một số ngân hàng Việt đã và đang mở rộng thị phần ra nước ngoài thông qua mở ngân hàng con, ngân hàng 100% vốn, chi nhánh và văn phòng đại diện. SHB là một trong những ngân hàng TMCP tư nhân Việt Nam mở rộng thị phần ra nước ngoài sớm và hiệu quả với 2 chi nhánh tại Lào và một ngân hàng 100% vốn tại Campuchia.

Theo đại diện SHB, việc sớm "xuất ngoại" giúp nhà băng này chiếm thị phần không nhỏ trong hoạt động tín dụng tại hai quốc gia này. Những năm trước đó, thị trường nước ngoài đều mang về cho SHB hàng trăm tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận mỗi năm.

Ngân hàng Việt và hành trình vươn tầm quốc tế - 1

SHB là một trong những ngân hàng TMCP tư nhân hoạt động tại nước ngoài sớm và hiệu quả (Ảnh: SHB).

Theo đại diện SHB, trong quá trình phát triển, SHB luôn mang trong mình tâm thế và sứ mệnh của một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu, thể hiện "khát vọng dẫn đầu" với tôn chỉ "Phụng sự từ Tâm" trong mọi hoạt động, tạo nên giá trị khác biệt trên thị trường. Triết lý thương hiệu của SHB là luôn tâm niệm phụng sự quốc gia, cộng đồng và khách hàng, từ đó đưa ngân hàng vươn xa và dẫn đầu các lĩnh vực hoạt động, hướng tới vị trí một định chế tài chính hàng đầu Việt Nam, vươn tầm khu vực.

Xét ở góc độ đánh giá từ các tổ chức quốc tế uy tín, gần đây, Brand Finance đã công bố Bảng xếp hạng 500 ngân hàng đứng đầu thế giới về giá trị thương hiệu năm 2023. Việt Nam có 12 ngân hàng lọt vào bảng Banking 500 2023 Ranking, trong đó có SHB. Đây là bảng xếp hạng dựa trên kết quả kinh doanh năm 2021, và với những con số lợi nhuận cao trong năm 2022, danh sách năm tới của Brand Finance có thể ghi nhận vị thế tốt hơn của hệ thống ngân hàng Việt.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm