Ngân hàng Việt được IFC cấp tài trợ thương mại 10 triệu USD

Trong năm 2015, TPBank là ngân hàng Việt Nam duy nhất được IFC, thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, cung cấp hạn mức tài trợ thương mại 10 triệu USD.

Hôm nay 17/12, IFC, thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, đã cung cấp hạn mức tài trợ thương mại 10 triệu USD cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) để ngân hàng tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế.

Trao đổi với báo giới, ông Adel Meer, Giám đốc Phụ trách nhóm các Định Chế Tài Chính, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của IFC cho biết: TPBank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được IFC đưa vào chương trình tài trợ thương mại toàn cầu trong năm 2015.

Nằm trong khuôn khổ Chương trình Tài trợ Thương mại Toàn cầu của IFC (GTFP), hạn mức này giúp TPBank tăng cường năng lực bảo lãnh rủi ro thanh toán khi tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như tiếp cận mạng lưới toàn cầu nhằm đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng.


Trong năm 2015, TPBank là ngân hàng Việt Nam duy nhất được IFC, thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, cung cấp hạn mức tài trợ thương mại 10 triệu USD.

Trong năm 2015, TPBank là ngân hàng Việt Nam duy nhất được IFC, thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, cung cấp hạn mức tài trợ thương mại 10 triệu USD.

“Hạn mức tài trợ thương mại mới này sẽ giúp nâng cao năng lực của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu về tài trợ thương mại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - một trong những nhóm khách hàng trọng tâm của chúng tôi. Ngoài ra, tham gia Chương trình Tài trợ Thương mại Toàn cầu của IFC sẽ giúp chúng tôi thiết lập quan hệ với một loạt các ngân hàng đại lý trên toàn cầu, từ đó tạo thuận lợi cho chúng tôi cũng như các khách hàng khi thực hiện các giao dịch quốc tế”, ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank cho biết.

Chương trình GTFP của IFC hỗ trợ thương mại tại các thị trường mới nổi thông qua việc cấp bảo lãnh từng phần hay toàn bộ cho các giao dịch thương mại nhờ vào xếp hạng tín dụng AAA của IFC. Trong năm tài chính 2015, tổng đầu tư dài hạn của IFC tại các nước đang phát triển đạt gần 18 tỷ USD. Việc đạt được thỏa thuận tài trợ của IFC- một tổ chức tài chính quốc tế được biết đến là khắt khe trong khâu đánh giá và lựa chọn đối tác đối với TPBank, một ngân hàng vừa trải qua quá trình tự tái cơ cấu thành công, là minh chứng cho nỗ lực quản trị và điều hành hiệu quả của Ban lãnh đạo Ngân hàng này trong thời gian vừa qua.

Vì sao IFC lại quyết định cấp gói tín dụng này cho TPBank? IFC và TPBank có sự đồng nhất trong xử lý giải ngân khoản viện trợ này không?

Ông Adel Meer, Giám đốc Phụ trách nhóm các Định Chế Tài Chính, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của IFC:

 

Ngân hàng Việt được IFC cấp tài trợ thương mại 10 triệu USD - 2

Đây là một phần chiến lược tài chính của chúng tôi tại Việt Nam chúng tôi luôn muốn có nhiều hơn nữa các chương trình tài trợ thương mại toàn cầu vào ngân hàng. TPBank đã cho chúng tôi thấy được chiến lược kinh doanh đầy tiềm năng khi muốn mở rộng tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, đây cũng là chiến lược quan trọng của IFC tại Việt Nam. Chúng tôi thực sự hy vọng những giao dịch nhỏ lẻ của nhà băng sẽ được chuyển tới IFC và chúng tôi sẽ có trách nhiệm cung cấp bảo lãnh về những giao dịch đó.

 

Điều được nhiều người quan tâm là lãi suất, khách hàng TPBank được thụ hưởng hạn mức như thế nào?

Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank

 

Ngân hàng Việt được IFC cấp tài trợ thương mại 10 triệu USD - 3

Chương trình này kết nối với 630 ngân hàng trên thế giới, ở Việt Nam có rất ít ngân hàng và trong năm 2015, TPBank là ngân hàng duy nhất của Việt Nam được cấp hạn mức sau khi rà soát tổng thể. Hạn mức IFC cấp cho TPBank phải qua 2 năm thẩm định kỹ lưỡng và TPBank phải chứng minh được năng lực là một ngân hàng có hoạt động minh bạch và hiệu quả để nhận được sự tin tưởng của IFC. Sự tài trợ của IFC cũng là cơ sở để chúng tôi cung cấp cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng xuất khẩu với mức lãi suất thấp. Tùy theo từng khách hàng, phương án, mức lãi suất sẽ có thay đổi nhưng ở mức cạnh tranh so với thị trường.

 

PV