1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Ngân hàng Nhà nước lý giải việc tăng tỷ giá

(Dân trí) - Đại diện NHNN cho biết, trong điều kiện lạm phát thấp, quyết định điều chỉnh tỷ giá từ ngày hôm nay của Ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ trợ xuất khẩu, qua đó hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.

Trần tỷ giá được nới lên mức 21.246 đồng/USD.
Trần tỷ giá được "nới" lên mức 21.246 đồng/USD.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

*
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc, Triều Tiên sẽ ra sao?

* Nông dân e ngại đầu tư vùng nguyên liệu mía

* Marc Faber và những dự báo “huyền thoại”
* Trung Quốc đưa các quần đảo tranh chấp vào hệ thống đăng ký đất đai

Kể từ sáng nay 19/6, theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và USD đã tăng từ mức 21.036 đồng/USD lên 21.246 đồng/USD, tức tăng thêm 1%.

Trao đổi với báo giới về quyết định này, sáng nay 19/6, bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: Trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiểm soát ở mức thấp trong 5 tháng đầu năm, tỷ giá đã ổn định trong hơn 1 năm qua.

Cùng với đó, “Việt Nam xuất siêu 1,6 tỷ USD, cán cân tổng thể thặng dư trên 10 tỷ USD đã giúp cho Ngân hàng Nhà nước mua được ngoại tệ lớn, tăng mức dự trữ kỷ lục lên 35 tỷ USD. Trong điều kiện lạm phát thấp, quyết định điều chỉnh tỷ giá từ ngày hôm nay của Ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ trợ xuất khẩu, qua đó hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế”, bà Hồng nhấn mạnh.

Đánh giá tác động của việc điều chỉnh tỷ giá đến nền kinh tế, bà Hồng cho rằng: Từ đầu năm, NHNN đưa ra định hướng điều hành kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô và mục tiêu tăng dự trữ ngoại hối. Do đó, việc điều chỉnh tỷ giá này nằm trong định hướng điều hành từ đầu năm, trong bối cảnh cung cầu ngoại tệ đảm bảo.

“Điều chỉnh tỷ giá hỗ trợ xuất khẩu, hiện nay sức cầu của nền kinh tế rất yếu, tăng tín dụng toàn hệ thống so với mục tiêu từ đầu năm đề ra vẫn ở mức thấp. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khó khăn, tiếp cận vốn không dễ. Tăng trưởng kinh tế có thể dựa vào cầu trong nước và nước ngoài, hiện cầu trong nước quá thấp. Còn xuất khẩu 5 tháng khả quan, tăng 15,4%, do đó, việc điều chỉnh tăng tỷ giá sẽ hỗ trợ cho xuất khẩu”, bà Hồng nói.

Cũng theo bà Hồng, xét về kinh tế vĩ mô, lạm phát tháng 5 vẫn đang kiểm soát ở mức thấp tăng 1,08% so với cuối năm 2013. Mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm 6% hoàn toàn thực hiện được, việc tăng tỷ giá hoàn toàn không lo ngại tác động đến lạm phát.

Về doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng, bà Hồng cho rằng, định hướng điều hành chính sách tiền tệ từ đầu năm, bản thân các tổ chức trên đã nắm được. “Các tổ chức tín dụng trong các tháng đầu năm đã bán âm trạng thái ngoại tệ của mình, họ cũng mua ngoại tệ từ doanh nghiệp và người dân bán cho Ngân hàng Nhà nước, vì vậy Ngân hàng Nhà nước đã mua được lượng ngoại tệ lớn. Với việc toàn hệ thống bán âm như vậy, việc điều chỉnh tỷ giá ảnh hưởng đến chi phí của các tổ chức tín dụng”, bà Hồng cho biết.

Đề cập tới định hướng điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới, nhất là khi Ngân hàng Nhà nước vừa “nới” trần tỷ giá, bà Hồng cho hay: Từ nay đến cuối năm, NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến vĩ mô, hoạt động của ngân hàng để có phản ứng linh hoạt. Ngành ngân hàng cũng sẽ kết hợp đồng bộ, linh hoạt chính sách tiền tệ, kể cả nội và ngoại tệ làm sao đạt được mục tiêu đề ra từ đầu năm.

“Sau đợt điều chỉnh này, Ngân hàng Nhà nước sẽ kết hợp các biện pháp cần thiết để đảm bảo thị trường ngoại hối và tỷ giá ổn định”, bà Hồng khẳng định.

Trên thị trường ngoại hối, Sau khi NHNN có quyết định điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% lên 21.246 đồng/USD, sáng nay 19/6, các ngân hàng đã điều chỉnh tăng giá USD, qua đó hình thành mặt bằng giá mua bán USD mới. Hiện giá bán ra của các ngân hàng phổ biến ở mức 21.400 đồng/USD còn giá mua vào rải từ 21.250 đồng/USD đến 21.330 đồng/USD.

Nguyễn Hiền

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm