Ngân hàng Nhà nước đã bị “hớ”?

Đó là khẳng định của tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Ngân hàng TPHCM. Theo ông Dương, Ngân hàng Nhà nước đã bị “hớ” khi yêu cầu các ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm lãi suất đầu vào và đầu ra lần lượt xuống 10 và 12%.

Ngân hàng Nhà nước đã bị “hớ”? - 1
Nhiều ngân hàng đang áp dụng cùng một mức lãi suất cho tất cả các kỳ hạn
 
Bởi trên lý thuyết, từ 1/7, các ngân hàng đều tuân thủ nghiêm chỉnh quy định trên. Tuy nhiên, gần đây các ngân hàng đồng loạt “lách” quy định bằng cách áp dụng cùng một mức lãi suất cho tất cả các kỳ hạn như nhau. Như vậy, tính ra, lãi suất ngắn hạn cao hơn cả lãi suất dài hạn.

Trong khi đó, theo ông Dương, “lãi suất thực phụ thuộc vào thời hạn và cách tính lãi chứ không chỉ phụ thuộc vào chỉ số phần trăm nên mặt bằng lãi suất vẫn cao”. Với cách “cào bằng” một mức lãi suất cho tất cả các kỳ hạn thì nếu ngân hàng cho vay với lãi suất 8%, lãi suất thực sẽ đội lên tới 15.3%. Dự báo từ nay đến cuối năm, lãi suất thực khó giảm.

Trong một diễn biến liên quan, theo ông Nguyễn Đức Kiên, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, cần giữ tăng trưởng tín dụng ở mức 25%, tổng phương tiện thanh toán ở mức 20% trong năm nay.

Theo Hải Đường
Báo Đất Việt