Nga có thể phá hủy kinh tế Mỹ bằng vũ khí “đô la xăng dầu”

Một trong những nhà đầu tư nổi tiếng của Mỹ, ông Jim Sinclair, nhận định Nga có thể làm sụp đổ nền kinh tế Mỹ bằng “đô- la xăng dầu”.

Nga có thể phá hủy kinh tế Mỹ bằng vũ khí “đô la xăng dầu”
 
Theo ông Sinclair, sức mạnh của đồng USD dựa trên thỏa thuận giữa Mỹ với Saudi Arabia, rằng tất cả các hợp đồng chuyển giao nhiên liệu đều được thanh toán bằng đồng USD. Hiện tại, Moscow có thể làm sụp đổ “đô- la xăng dầu” này trong nhanh chóng và gây chao đảo chỉ số Dow Jones.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

 

Theo ông Sinclair, các biện pháp trừng phạt hiện tại nhằm vào nước Nga chỉ như cú sút vào chân. Chuyên gia này cho rằng giá trị thật sự trên thế giới ngày nay là "đô-la xăng dầu", nhưng Nga có thể phá hủy giá trị này khi yêu cầu thanh toán bằng đồng euro hay Nhân dân tệ khi các đối tác mua dầu của họ.

 

Hơn thế nữa, nước Mỹ có thể bị mất sự ảnh hưởng ở châu Âu nếu Nga bán nhiên liệu cho khu vực này nhưng không muốn nhận về đồng USD. Như vậy người vui mừng có lẽ là Đức và các nước châu Âu. Tỉ giá đồng euro có thể sẽ tăng trong khi chi phí dầu và khí đốt có thể giảm. Nhưng nước Mỹ sẽ phải đối mặt với sự tăng giá xăng đột ngột, lạm phát phi mã trong bối cảnh môi trường kinh doanh ảm đạm và chỉ số công nghiệp Dow Jones mất điểm.

 

Tuy nhiên, liệu Moscow có cần mạnh tay như vậy?

 

Một trong những biện pháp trừng phạt cứng rắn mà phương Tây tuyên bố sẽ thực hiện là loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu SWIFT. Ông Alexander Abramov - giáo sư về thị trường chứng khoán tại Trường cao học Kinh tế Moscow - cho rằng nếu điều này xảy ra thì cấm vận cũng sẽ tạo tác động tiêu cực không kém đối với người ban hành.

 

“Về mặt kĩ thuật, việc loại Nga ra khỏi hệ thống SWIFT là rất dễ dàng vì chỉ cần chặn các địa chỉ IP của ngân hàng Nga. Tuy nhiên, SWIFT là một trong những hệ thống chính mà các nhà băng sử dụng trong những thanh toán quốc tế. Do các ngân hàng phụ thuộc lẫn nhau nên không ai ở châu Âu hoặc Mỹ có thể áp đặt cấm vận này".

 

"Nếu các ngân hàng Nga không thể sử dụng hệ thống SWIFT thì họ se không thể thanh toán các khoản chi kịp thời cho những đối tác phương Tây, từ đó tạo nên cú sốc đối với hệ thống tài chính. Chuyện này là mối đe dọa thực sự hơn là việc dùng đồng euro trong các giao dịch dầu khí. Thế giới tài chính chỉ vừa mới thoát khỏi cuộc khủng hoảng, nên tôi nghĩ sẽ không thể chịu được cú sốc như vậy” - giáo sư Abramov lí giải.

 

Giám đốc Công ty phân tích Alpari Alexander Razuvayev cho rằng Nga không cần phải đáp trả lại các cấm vận của phương Tây.

 

“Nga chiếm phần lớn trong thị trường năng lượng ở châu Âu. Nga cũng đã thanh toán bằng USD cho các giao dịch khí đốt, chỉ một phần hợp đồng thanh toán bằng euro. Do vậy Nga cũng góp phần giúp các đồng tiền này mạnh khi chấp nhận ngoại tệ để mua dầu khí của Nga".

 

"Thị trường năng lượng chỉ mới hình thành không lâu, và Nga đã chấp nhận các quy tắc cuộc chơi. Nhưng từ khi Nga đã bán nguyên liệu thô của chính mình thì cũng có thể thay đổi các quy tắc này. Ít nhất là đã có các công ty nhà nước như Rosneft và Gazprom đã cân nhắc biện pháp này từ cuối năm 2008. Nhưng dĩ nhiên, lựa chọn này chỉ thích hợp trong những tình hình nghiêm trọng” - ông Razuvayev nhận định.

 

Hiện tại Nga không cần phải sử dụng những biện pháp khắc nghiệt như vậy, và Nga chỉ đáp trả những trừng phạt của phương Tây bằng hình thức tương tự, như ban hành danh sách cấm vận đối với các quan chức Mỹ để trả đũa danh sách trừng phạt quan chức Nga của Mỹ. Những trừng phạt kinh tế của phương Tây cũng chưa gây tác động nghiêm trọng cho Nga, mà chỉ buộc Nga phải tự điều chỉnh mình. Chẳng hạn, khi Visa hay MasterCard từ chối các thanh toán của ngân hàng Nga thì chính quyền Nga quyết định thành lập hệ thống thanh toán của riêng mình.

 

Theo Trường Giang

Một Thế Giới/Voice of Russia
 
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước