1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Năng suất lao động thấp nhìn từ ngành điện: Bắc thang đọc công tơ - khó chấp nhận!

Nhiều công đoạn trong sản xuất, kinh doanh điện vẫn còn khá thô sơ, tốn nhiều nhân công là một trong những nguyên nhân khiến năng suất lao động của ngành điện Việt Nam hiện chỉ bằng 40% Thái Lan, 60% Malaysia và thậm chí chỉ bằng 10% của Singgapore.

Công việc ghi chỉ số, sửa chữa công tơ điện thường phải cần tới một cái thang và ít nhất là 2 công nhân thực hiện. Nhiều công đoạn trong sản xuất, kinh doanh điện vẫn còn khá thô sơ, tốn nhiều nhân công là một trong những nguyên nhân khiến năng suất lao động của ngành điện Việt Nam hiện chỉ bằng 40% Thái Lan, 60% Malaysia và thậm chí chỉ bằng 10% của Singgapore.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đây đã yêu cầu EVN khẩn trương rút ngắn khoảng cách này, cơ cấu lại lao động ngành điện để tăng năng suất, hiệu quả. Đây quả là một bài toán khó với EVN.

 

Kéo lùi hơn chục năm

 

Trong khi nhiều nước trong khu vực đã hiện đại hoá quy trình, thủ tục đo đếm lượng điện năng tiêu thụ của khách hàng bằng công tơ điện tử, có thể chuyển dữ liệu từ xa, truyền về trung tâm và kiểm tra thông tin hằng ngày, thậm chí hằng giờ qua hóa đơn điện tử. Khâu thanh toán được thực hiện bằng chuyển khoản, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thanh toán qua máy ATM, Internet Banking, Mobile Banking, thu tự động... thì ngành điện hiện vẫn còn một lượng lớn nhân viên làm mỗi việc ghi chỉ số công tơ và đi thu tiền điện.

 

Theo ước tính của ngành này, với khoảng 22 triệu khách hàng mua điện trực tiếp tại 5 TCty điện lực làm nhiệm vụ bán điện, số lượng công tơ hiện có đã lên đến 19 triệu công tơ, chủ yếu là công tơ cơ. Từ năm 2003, EVN đã triển khai đề án thí điểm thay thế công tơ cơ bằng lắp đặt công tơ điện tử tại Cty điện lực TPHCM. Nhưng do những sai phạm trong vụ hơn 6.000 công tơ điện tử rởm, khiến nhiều lãnh đạo và cán bộ có liên quan ngành điện TPHCM phải trả giá, sự việc này còn làm kéo lùi lộ trình mà ngành điện áp dụng để hiện đại hoá khâu kinh doanh điện năng.

 

Nhiều công đoạn trong sản xuất, kinh doanh của ngành điện vẫn còn khá thô sơ. Ảnh: Đ.T
Nhiều công đoạn trong sản xuất, kinh doanh của ngành điện vẫn còn khá thô sơ. Ảnh: Đ.T

 

Theo một đại diện Ban Kinh doanh thuộc Tập đoàn Điện lực VN (EVN), để khởi động lại lộ trình này, TCty Điện lực TPHCM (EVNSPC) hiện cũng là đơn vị đi đầu trong các TCty điện lực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để tăng năng suất, giảm số người ghi chỉ số, thu tiền. Với gần 2 triệu khách hàng sử dụng điện, phát hành gần 20,7 triệu hóa đơn với doanh thu gần 24.000 tỉ đồng, EVNSPC đã quản lý hệ thống thông tin khách hàng, hệ thống đo đếm, thanh toán, quản lý lưới phân phối, quản lý tổn thất, các dịch vụ chăm sóc khách hàng... qua mạng.

 

Riêng khâu thu tiền điện, đơn vị đã phối hợp với 25 ngân hàng, đối tác triển khai thu tiền điện tại trên 2.000 điểm thu ngoài hệ thống điện lực, khách hàng đã có thể thanh toán tiền điện bằng các hình thức: Chuyển khoản, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thanh toán qua ATM… giúp tiết kiệm chi phí, như mức chi phí bình quân trả cho các ngân hàng là 868,52 đồng/hóa đơn, thấp hơn nhiều so với hình thức thu ngân viên.

 

Việc áp dụng in hóa đơn tại các điểm thu ngân hàng đã tiết kiệm chi phí so với việc thu ngân lưu động. “Nếu tính bình quân chi phí gửi cho khách hàng là 3.000 đồng/hóa đơn, thì thu qua ngân hàng giúp Cty tiết kiệm chi phí hằng năm gần 11 tỉ đồng.

 

Vẫn bề bộn khó khăn

 

Trên thực tế tại các TCty điện lực có khối lượng bán điện ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa lớn để triển khai đồng loạt việc thay thế công tơ điện tử, sử dụng nhân viên ghi chỉ số công tơ và in hoá đơn giấy vẫn còn phổ biến. Tại TCty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), nơi có tỉ lệ số hộ sử dụng điện nông thôn lớn nhất cả nước, TCty hiện mới thí điểm áp dụng hóa đơn điện tử trong hoạt động mua bán điện tại Cty điện lực Sơn La, đang lên kế hoạch triển khai mở rộng cho tất cả 26 Cty điện lực trực thuộc, hoàn thành trước 30.6.2015.

 

Năng suất lao động của TCty, dù được đánh giá cao so cùng kỳ, vẫn mới đạt 685,57 Wh/người/6 tháng, tăng 66,47 kWh/người/tháng so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng khoảng 10,74%. Tốc độ này so với nhiều nước trong khu vực vẫn bị coi là thấp, do ở các nước, việc “mạng hoá” các dữ liệu thông tin để đo đếm công tơ, ghi hoá đơn đã giảm đáng kể lượng người mà biên chế ngành điện phải trả.

 

Công nhân ngành điện vẫn “cặm cụi” ghi số điện tại công tơ.
Công nhân ngành điện vẫn “cặm cụi” ghi số điện tại công tơ.

 

Ông Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng ban Kinh doanh EVN cho biết, hiện việc so sánh về năng suất LĐ chưa quy về cùng mặt bằng. Chẳng hạn, các nước trong khu vực vẫn có người đi thu tiền điện, nhưng số người này không tính vào biên chế của ngành, thuần tuý làm dịch vụ. Khách hàng có quyền lựa chọn phương thức sử dụng dịch vụ như thu tiền tại nhà, hay qua ngân hàng, và họ phải trả phí cho dịch vụ đó.

 

Hiện nay, EVN chưa thu được phí từ dịch vụ “ghi chữ, thu tiền”. Số biên chế này khi tái cơ cấu ngành điện sẽ có giải pháp sắp xếp lại. Tuy nhiên, sắp xếp như thế nào, chuyển họ qua công việc gì cũng phải có đề án và lộ trình, không thể ngay lập tức đẩy họ “ra đường”.

 

Một sự lãng phí quá lớn!

 

Đây là quan điểm của ông Dương Đức Lân - Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) khi trao đổi với PV Báo Lao Động xung quanh câu chuyện ngành điện cần hàng nghìn lao động mỗi tháng làm công việc “bắc thang đọc công tơ điện”.

 

Ông Lân cho rằng, thay vì dùng hàng nghìn lao động mỗi tháng làm công việc “bắc thang đọc công tơ điện”, chúng ta có thể dùng sự tiện ích của công nghệ thông tin (CNTT) để làm việc này. Việc thay thế máy móc cho con người vừa làm tăng năng suất lao động, vừa tăng độ an toàn cho công việc “truyền thống’ của ngành điện. Hình ảnh công nhân trèo thang xem số điện vẫn không thay đổi so với mấy chục năm trước và đây chính là một trong những nguyên nhân khiến năng suất lao động của chúng ta quá thấp.

 

Khi dùng công nghệ hiện đại, ta cũng tránh được những sai sót không đáng có. Vì thế chúng ta không nên ngạc nhiên khi năng suất làm việc của 15 người Việt Nam mới bằng một người Singapore; thậm chí có công việc, công đoạn chuyên môn hóa nào đó, 100 người của ta mới bằng một người của họ.

 

Theo L.Phương (ghi)

Lao động
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm