Mỹ sớm nhường "ngôi" trung tâm kinh tế thế giới cho Trung Quốc?

Mỹ đã mất dần vị thế bá chủ nền kinh tế thế giới sau khi các nước đồng minh gia nhập ngân hàng do Trung Quốc đứng đầu. Đây sẽ là một đòn bẩy vững chắc để Trung Quốc vượt qua Mỹ và đứng lên thống trị nền kinh thế thế giới.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Gần đây, nhà kinh tế có ảnh hưởng trên thế giới Larry Summers đã tranh luận trên tờ The Washington Post rằng Mỹ đã thực hiện một loạt những sai lầm lớn xung quanh việc đồng minh của nước này gia nhập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng.

Trang Business Insider dẫn lời ông Summers rằng: “Thủy triều kinh tế toàn cầu sẽ rút xuống ở Mỹ và di chuyển về phía Trung Quốc”.

Biểu đồ dưới đây, được thực hiện bởi Viện McKinsey Global, cho biết dữ liệu từ tác phẩm của nhà sử học Angus Maddison về sự phát triển kinh tế toàn cầu trong 2.000 năm qua.
 
McKinsey đã lấy trung tâm địa lý của mỗi quốc gia vào mỗi năm được chỉ trên bản đồ, trong đó có sử dụng những ước tính của Maddison về tổng sản phẩm nội địa (GDP) của quốc gia đó để tìm ra quốc gia sẽ là trung tâm nền kinh tế thế giới và vị trí đó sẽ di chuyển theo thời gian qua các nước ra sao.
 
Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng mô hình riêng của họ về sự phát triển GDP toàn cầu trong vài năm tới để dự đoán quốc gia nào sẽ là trung tâm kinh tế vào năm 2025.
 
Mỹ sớm nhường ngôi trung tâm kinh tế thế giới cho Trung Quốc?
Trung tâm nền kinh tế thế giới (Economic center) được tính từ AD 1 đến năm 2025 và dựa trên GDP của mỗi quốc gia để tìm ra quốc gia sẽ là trung tâm nền kinh tế thế giới.
 
Khía cạnh nổi bật nhất của bản đồ là những đường kẻ xanh, vàng. Ngay từ thời Đế chế La Mã giữa thế kỷ 20, khối trung tâm kinh tế chuyển về phương Tây. Trong nhiều thế kỷ, Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á đã trở thành một trong những cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, và sự chuyển dịch này một lần nữa đã nhanh chóng trở lại phương Tây trong và sau cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu và Bắc Mỹ.
 
Kể từ giữa thế kỷ 20, với sự gia tăng của các thị trường mới nổi ở châu Á và các nơi khác, trung tâm nền kinh tế đã bắt đầu quay sang phương Đông và phương Nam.
 
Nếu dự báo của McKinsey về nhân khẩu học và sự phát triển trong những năm tiếp theo là chính xác, thì vị thế thống trị này sẽ nhanh chóng hiện diện ở phương Đông khi các thị trường mới nổi và đang phát triển tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng, còn những thị trường phát triển lại tăng trưởng với một tốc độ chậm hơn nhiều.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều bằng chứng cho thấy rằng nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển chậm lại, một phần là do vấn đề ô nhiễm môi trường.

Xét ở phương diện ngoài nước, việc phân hóa tình hình kinh tế toàn cầu và đồng USD mạnh lên, sự tiếp tục chính sách nới lỏng định lượng, vốn lưu động thường xuyên… khiến cho môi trường bên ngoài Trung Quốc vô cùng phức tạp.
 
Ở phương diện trong nước, kinh tế tăng trưởng chậm lại trong bối cảnh “trạng thái bình thường mới” vẫn tiếp tục, sau khi cải cách bước vào giai đoạn khó khăn, hiệu ứng tiêu cực của cải cách trong thời gian ngắn đối với tăng trưởng sẽ xuất hiện, và làm thế nào để cân bằng giữa cải cách và tăng trưởng là bài toán khó, thử thách trí tuệ đối với các nhà cải cách.

Theo đó, nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc độ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chật vật. Những nỗ lực về cải cách chính sách tiền tệ và tài khóa khó có thể ngăn chặn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chậm lại.

Theo nhận định của các nhà chuyên môn, mức tăng trưởng GDP cả năm 2014 của Trung Quốc có thể chỉ đạt khoảng 7,5%, cận dưới mục tiêu mà Bắc Kinh đề ra.

Và theo nhận định của IHS, tốc độ tăng trưởng này thậm chí có thể xuống mức 6,5% trong năm 2015. Tuy mức tăng trưởng này không được như kỳ vọng của Chính phủ Trung Quốc, nhưng nó vẫn là “mơ ước” của hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Theo Đ. Tuyết
Một Thế giới/Business Insider
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”