Mua thiết bị chống bẻ mã cửa cuốn, đền 1 tỷ nếu bị trộm

Một doanh nghiệp cung cấp thiết bị chống bẻ mã cửa cuốn đã ký kết hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm, cam kết đền bù thiệt hại tối đa 1 tỷ đồng cho khách hàng trong trường hợp sử dụng sản phẩm bị phá mã, gây thiệt hại cho khách hàng.

Cửa cuốn bất lực với thiết bị phá khóa giá vài trăm ngàn đồng

Theo TS. Võ Trung Dũng, giảng viên khoa điện - điện tử (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) khi một người lạ muốn phá mã khóa điều khiển sẽ vô cùng đơn giản với hai cách thức. Cách thứ nhất, kẻ gian sử dụng thiết bị thu đặt gần cửa, chờ chủ nhà đóng mở cửa để thu lại mã lệnh, từ đó sẽ biết mã đặc trưng của bộ khóa. Tiếp đến sử dụng mã này để ghi vào một phôi chìa khóa khác, sử dụng chìa này để mở cửa.

Cách thức thứ hai, kẻ gian sử dụng một mạch điện tử được thiết kế đặc biệt, theo đó mạch này sẽ quét qua tất cả các mã để thử mở cửa. Với tốc độ của thiết bị này, chỉ cần khoảng vài giây đối tượng sẽ mở được mã khóa cửa cuốn (cách thức mà đối tượng Dương đã dùng để trộm cửa hàng điện tử trên phố Hàng Bài tháng 9/2014).

Mua thiết bị chống bẻ mã cửa cuốn, đền 1 tỷ nếu bị trộm - 1

Khảo sát tại thị trường cửa cuốn Hà Nội và TPHCM cho thấy, các thiết bị phổ biến đa số có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan, Đức, Úc. Dù tất cả thiết bị đều có bộ mã riêng, tuy nhiên chúng là mã cố định và luôn tồn tại những nguy cơ bị bẻ gãy như đã phân tích trên.

Cuối năm 2014, dư luận xôn xao về việc các cửa cuốn bị phá mã chỉ trong vài giây bằng một thiết bị nhập từ Trung Quốc với giá vài trăm ngàn đồng. Điển hình trong đó là vụ việc đối tượng đã đột nhập một cửa hàng điện tử phố Hàng Bài và cuỗm đi lô máy ảnh, ống kính công nghệ cao trị giá tới 700 triệu đồng. Cách thức mà đối tượng sử dụng là mua máy dò phá sóng, đứng cách cửa hàng 5m, chờ chủ nhà điều khiển cửa cuốn bằng thiết bị từ xa (Khóa từ) thì bật thiết bị dò mã. Trong 3 giây, thiết bị của đối tượng này đã dò được tần số, lấy được mã cửa cuốn.

Thuốc "đặc trị" phá mã khóa cửa cuốn

Mấu chốt của vấn đề cửa cuốn không an toàn nằm ở bộ mã đơn giản và cố định, không có tính thay đổi thường xuyên và nhiều yếu tố trùng lặp. Để ngăn chặn các thiết bị phá khóa, chỉ có cách khắc phục duy nhất là giải quyết toàn bộ các yếu điểm của bộ mã.

 

Mua thiết bị chống bẻ mã cửa cuốn, đền 1 tỷ nếu bị trộm - 2

Chìa khóa cho bài toán này, thị trường Việt Nam ghi nhận sự xuất hiện của thiết bị công nghệ AES từ Mỹ.

Đây là công nghệ mã tự sinh, độ dài 128 -256 bit không thể phá mã. (Lặp từ tương ứng) Với mã hóa AES-192 được mã hóa 192 bit tương ứng với 24 byte tương ứng với ma trận 6 x 4 byte. Với mỗi lần mã hóa hệ thống này lại thay đổi vị trí theo một quy luật nhất định, điều này sẽ tạo ra vô số ma trận khác nhau. Hệ thống ma trận này được nhân với khóa thay đổi rồi mới truyền mã truyền dữ liệu đi, với mức độ mã thay đổi như vậy. Các hãng chỉ cần thay đổi ma trận gốc thì sẽ ra được bộ khóa và chìa khác nhau.

Công nghệ mã tự sinh không thể phá vỡ của AES hiện đang được sử dụng bởi Cục An ninh Mỹ - NSA để ứng dụng truyền tải thông tin mật của Nhà Trắng. Cũng theo NSA, thiết kế độ dài khóa của thuật toán AES là đủ để dùng truyền thông tin tối mật trong đó với thiết kế độ dài khóa 192 bit hoặc 256 bit được dùng để truyền thông tin tuyệt mật. Tại Việt Nam, AES đã đạt chuẩn an toàn thông tin và được đưa vào khuyến nghị áp dụng bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ngoài công nghệ AES, bộ thiết bị còn tích hợp các tính năng báo động chống trộm, báo cháy, dừng khi phát hiện vật cản, kết nối điện thoại, bật đèn thông minh. Bộ thiết bị AES được phân phối bởi Công ty TNHH Quốc tế Kato.

Chia sẻ về thiết bị, người sáng lập Kato - Tổng Giám đốc Lê Văn Luyện tin tưởng vào sự an toàn mà sản phẩm công ty mang lại. Kato tự tin bảo hành thiết bị AES theo hình thức bảo hành vàng 1 đổi 1 cho trong thời gian 24 tháng.

Khẳng định sự tự tin của công ty về chất lượng sản phẩm, Kato đã ký kết hợp đồng bảo hiểm với PJICO, cam kết đền bù thiệt hại tối đa 1 tỷ đồng cho khách hàng trong trường hợp sử dụng sản phẩm công nghệ AES bị phá mã, gây thiệt hại cho khách hàng.

PV