1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

ĐBSCL:

Mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo: Giá không "cứu" nổi!

(Dân trí) - Các doanh nghiệp đang triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo. Song, tác động của nó không lớn đến mặt bằng giá. Các chuyên gia lúa gạo cho rằng, cần nhanh chóng tái cơ cấu ngành lúa gạo.

ĐBSCL đang cần tái cơ cấu sản xuất lúa gắn với thị trường
ĐBSCL đang cần tái cơ cấu sản xuất lúa gắn với thị trường

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Sau gần 3 tuần triển khai mua tạm trữ, giá lúa, gạo nguyên liệu tại ĐBSCL chỉ nhích lên nhẹ sau 2 tuần rồi nhưng vẫn ở mức thấp. Nhưng mấy ngày qua, giá lúa đã quay đầu giảm, thương lái tiêu thụ rất chậm khiến nông dân gặp khó khăn. Bởi hiện nay lượng lúa gạo còn rất nhiều trong dân và thương lái cũng như các nhà máy xay xát. Trong kho các doanh nghiệp còn tồn nhiều, đầu ra khó khăn, dẫn đến giá cả không cao.

Trước thực trạng này, các chuyên gia lúa gạo trong và ngoài nước đều cho rằng, cần có tư duy đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

“Sản xuất lúa trong tương lai, cần giúp người nông dân có đời sống thịnh vượng hơn, để họ được hưởng lợi một cách công bằng từ một ngành sản xuất lúa gạo năng động, sáng tạo, chuyển đổi với năng suất, hiệu quả và tính bền vững môi trường cao hơn. Cần tăng cường chuỗi giá trị gạo bằng cách cải tiến chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch; nâng cao khả năng thích ứng của trồng lúa với biến đổi khí hậu và cải thiện năng lực ứng phó với rủi ro của người nông dân” – tiến sĩ Jong-Ha Bae, đại diện tổ chức Nông lương thế giới (FAO) tại Việt Nam chỉ ra.

Trong sản xuất lúa gạo có nhiều cách khác nhau để nâng cao thu nhập cho nông dân. Các nhà khoa học đều thống nhất là giảm chi phí đầu vào sản xuất bằng thực hiện các chương trình “3 giảm, 3 tăng”, đặc biệt là giảm phân bón và thuốc trừ sâu một cách có hiệu quả. Giúp nông dân sản xuất tiếp cận các giống lúa có chất lượng cao, xây dựng thương hiệu gắn với áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo cho giá lúa, gạo bán cao hơn.

Vấn đề cấp bách hiện nay là điều tiết, cân đối “cung và cầu”, tránh xảy ra tình trạng thừa cung, vì như thế tự chúng ta sẽ kéo giá lúa, gạo tụt xuống. Có thể nói việc các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam quá chú tâm vào thị trường “nhạy cảm” Trung Quốc, xao lãng các thị trường truyền thống, châu Phi… ẩn chứa nhiều rủi ro. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo là vấn đề mang tính sống còn của hạt gạo ĐBSCL hiện nay.

“Cần làm tốt việc xúc tiến thương mại gắn với từng thị trường để tạo lập thương hiệu cho hạt gạo có giá trị cao nhất. Bên cạnh việc tăng thu nhập cho bản thân người trồng lúa, thì việc quan trọng là chúng ta luân canh đa dạng sản xuất nông nghiệp để trên đất lúa có thể trồng các cây màu khác nhau. Ngoài lúa, chúng ta có thể phát triển những ngành liên quan đến nông nghiệp. Tăng thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn cần áp dụng áp dụng các biện pháp tổng hợp. Trong đó, tái cơ cấu lại ngành sản xuất lúa gạo là một giải pháp quan trọng” – tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT nhận định.

Trong khi đó,  GSTS Võ Tòng Xuân lại chỉ ra rằng: “Tình trạng thiếu tổ chức, mạnh ai nấy lo, mù tịt về thị trường đã đẩy đưa: nông dân sản xuất theo phong trào, không chắc chắn ai sẽ mua nguyên liệu. Thương lái gom hàng nguyên liệu trôi nổi, ép giá nông dân khi hàng ứ đọng. Còn doanh nghiệp thì không vùng nguyên liệu, không rõ thị trường, phần lớn chỉ sử dụng thương lái để thu gom hàng hóa”.

Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, hàng nông sản phải qua một quy trình chế biến, theo chuỗi giá trị chứa hàm lượng chất xám cao hơn. Theo đó, từ giống, cây con, sản xuất theo tiêu chuẩn GAP để có nguyên liệu tốt nhất đưa vào nhà máy chế biến thành những sản phẩm đa dạng có thương hiệu mạnh, cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Có thể nó đây là điểm yếu “chí tử” của ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam lâu nay chưa tạo lập được!

Vĩnh Tường – Phạm Tâm
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm