Mong may mắn, đại gia chi 150 triệu đồng mua trà cổ chơi Tết

Hoàng Dung

(Dân trí) - Với quan niệm dân gian "vua chơi lan, quan chơi trà", nhiều đại gia sẵn sàng bỏ ra cả trăm triệu đồng để rinh về cây trà cổ chơi Tết.

Mong may mắn, đại gia chi 150 triệu đồng mua trà cổ chơi Tết

Trà cổ là loại cây đặc biệt, chỉ ra hoa duy nhất một mùa, trùng với Tết Nguyên đán. Thông thường, hoa trà ra nụ vào tháng 4 âm lịch, đến tháng 10 âm lịch trà bạch, trà cung đình bắt đầu nở, riêng trà lựu thường nở vào tháng 11, 12.

Mong may mắn, đại gia chi 150 triệu đồng mua trà cổ chơi Tết - 1

Anh Chử Văn Biên - chủ một vườn trà cổ ở Văn Giang (Hưng Yên) - cho biết năm nay, khách đi mua cây rất sớm. Ngay từ tháng 10 âm lịch, nhà vườn đã mở cửa, đón "thượng đế" đến tham quan.

Mong may mắn, đại gia chi 150 triệu đồng mua trà cổ chơi Tết - 2

Anh Chử Văn Biên, chủ một vườn trà cổ ở Văn Giang (Hưng Yên)

Mong may mắn, đại gia chi 150 triệu đồng mua trà cổ chơi Tết - 3

Năm nay, nhà anh Biên có khoảng 200 gốc trà lớn nhỏ để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán

Giá cây trà cổ cũng rất đa dạng, phù hợp với túi tiền và thú chơi của nhiều người. Với khách ưa cây nhỏ nhẹ, dễ đặt để trong nhà thường tìm đến phân khúc trà bonsai được tạo tác, thiết kế ấn tượng với giá từ 3 - 5 triệu đồng/cây. Còn với khách sành chơi thì luôn chuộng dòng trà cổ thụ có giá từ 50 - 100 triệu đồng/cây,  thậm chí có cây còn lên tới 150 triệu đồng.

"Nhà tôi hiện có cây trà cổ bát lựu, hoa đỏ như nhung được định giá lên tới 150 triệu đồng nhưng tôi chưa bán. Bởi dòng này đang trên đà tuyệt chủng, số lượng còn lại rất ít nên tôi muốn giữ lại nhân giống bảo tồn" - anh Biên nói.

Mong may mắn, đại gia chi 150 triệu đồng mua trà cổ chơi Tết - 4

Những cây trà cổ có tuổi đời lên tới hàng chục năm

Theo anh Biên, so với các loại cây khác, trà cổ rất khó chăm. Nếu không mát tay, không có kinh nghiệm thì không thể nuôi được. Đấy là lý do mà nhiều khách đến mua cây sớm thường gửi lại vườn chăm sóc, đến cận Tết mới thuê xe, chở về nhà.

"Để nuôi được một cây trà cổ không hề đơn giản, bởi người trồng phải mất hàng chục năm để uốn nắn, tạo tác. Như một cây cổ thụ thường được trồng từ 30 - 40 năm, tầm trung từ 10 - 20 năm, tầm thấp khoảng 5 - 7 năm. Hơn nữa, rễ của cây hoa trà khá yếu và mỏng nên nghệ nhân phải nghiên cứu kỹ trong việc tạo thế đứng của cây" - anh Biên kể.

Mong may mắn, đại gia chi 150 triệu đồng mua trà cổ chơi Tết - 5

Cây trà chỉ ra hoa đúng một mùa trong năm và nở kéo dài từ 2 - 3 tháng.

Tuy có giá thành đắt đỏ nhưng trà cổ vẫn là mặt hàng được nhiều người yêu thích và săn đón. Theo lý giải, những cây trà cổ tượng trưng cho sự tài lộc, thăng tiến và may mắn, ẩn sâu trong đó là bao tầng triết lý, ẩn ý của những vị chủ nhân.

"Giống như đời người, trái ngọt chỉ đến khi có sự cố gắng, kiên trì và nỗ lực. Tương tự với hoa trà, một năm chỉ khoe sắc đúng một lần nhưng phải trải qua 6 tháng đeo nụ ròng rã. Như ý nói về sự thành công, muốn có được phải nếm trải qua những đắng cay, ngọt bùi" - anh Biên chia sẻ.