1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

Masan tiếp tục lộ trình M&A với Masan Brewery

Masan Group, một trong những công ty blue-chip trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ngày hôm qua đã công bố nghị quyết của Hội đồng Quản trị phê chuẩn giao dịch mua lại Công ty CP Bia và Nước Giải Khát Phú Yên (“PYBECO”) thông qua một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Tập đoàn, mà sẽ được đổi tên thành Masan Brewery.

Masan đã xâm nhập mạnh mẽ vào ngành đồ uống trong thời gian qua
Masan đã xâm nhập mạnh mẽ vào ngành đồ uống trong thời gian qua
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Công nhân viên chức nghỉ 4 ngày dịp Quốc khánh 2/9
* Vietcombank: Nợ có khả năng mất vốn tăng hơn 70% sau nửa năm
* Hà Nội chi 20.000 tỷ đồng phát triển đô thị Nhật Tân - Nội Bài
* PetroVietnam đạt 434.000 tỷ đồng doanh thu

Phê chuẩn này được thực hiện chỉ vài tháng sau khi Hội đồng Quản trị phê duyệt nghị quyết để thu nhận Masan Agri, cổ đông lớn nhất tại Công ty CP Việt - Pháp Sản xuất Thức ăn Gia súc (“Proconco”).

Với sự hỗ trợ của Masan, thị trường đã chứng kiến ​​PYBECO cải tạo toàn diện hoạt động của mình, và trên cơ sở tham vấn Tập đoàn Masan, PYBECO đã tung ra một nhãn hàng mới gọi là bia “Sư Tử Trắng”, vốn có thể tìm mua tại các cửa hàng ở TP.HCM và các tỉnh lân cận trước kỳ nghỉ Tết năm ngoái.

Sau khi chốt giao dịch này, Masan dự kiến ​​sẽ tham gia tích cực hơn vào việc hoạt động xây dựng kinh doanh và tích hợp với PYBECO. Có khả năng sẽ có thêm các khoản đầu tư vì các nghị quyết Hội đồng Quản trị cũng đề cập đến việc tăng vốn điều lệ của Masan Brewery và các công ty con, mặc dù con số chính xác không được cung cấp.

Bia là một ngành hàng mới của Masan và đại diện cho một cơ hội rất lớn vì giá trị của thị trường này đạt hơn 4 tỷ USD và mức tiêu thụ bình quân đầu người cao, chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc tại châu Á. Tuy nhiên, thị trường bia Việt Nam là một thị trường rất cạnh tranh.

Các vùng khác nhau có các nhãn hiệu bia địa phương được ưa thích riêng, và Heineken (một nhãn hiệu thuộc công ty Asia Pacific Brewery) là thương hiệu nước ngoài chiếm ưu thế trên toàn quốc. Những công ty đồ uống địa phương mạnh như Tân Hiệp Phát và Vinamilk (nay đã bán mảng kinh doanh bia Zorok của mình lại cho SABMiller) đã thực hiện những nỗ lực rất lớn để xâm nhập thị trường bia, nhưng chỉ đạt được sự thành công hạn chế.

Tuy nhiên, vẫn có hy vọng cho Masan với nhiều kinh nghiệm xâm nhập vào các ngành hàng mới, cả trong vai trò công ty phát triển ban đầu (ví dụ như ngành hàng mì ăn liền) lẫn thông qua hoạt động M&A. Thương vụ mua lại PYBECO là giao dịch thứ 3 của Masan liên quan đến ngành hàng đồ uống trong vòng chưa đầy 3 năm. Trước đó, Masan đã mua lại công ty sản xuất cà phê hòa tan Vinacafe Biên Hòa và công ty nước khoáng Vĩnh Hảo.

Trong cả hai thương vụ này, Masan đều đã tích hợp thành công các thương hiệu mang tính di sản được Tập đoàn mua lại vào nền tảng hiện hữu của mình để tăng doanh thu một cách đáng kể. Mục tiêu doanh thu năm 2014 đã được các cổ đông phê duyệt thể hiện tốc độ tăng trưởng cả năm là 28% cho Vinacafe Biên Hòa và và 87% cho Vĩnh Hảo. Phải thừa nhận rằng, ngành hàng bia là một thách thức rất khác biệt đòi hỏi phải có một hệ thống phân phối và phương pháp xây dựng thương hiệu đặc thù. Vì vậy, thời gian sắp tới sẽ rất thú vị khi quan sát Masan sẽ cạnh tranh như thế nào.

Ngoài các nghị quyết này thì trước đây 3 tháng Hội đồng Quản trị còn có nghị quyết về hoạt động M&A. Ngày 23 tháng 5, Hội đồng quản trị của Masan thông qua việc mua lại Masan Agri, một công ty con nắm giữ 40% cổ phần trong công ty Proconco, công ty thức ăn gia súc địa phương lớn nhất của Việt Nam.

Tuy thông báo đó chỉ nói đến sự tái cấu trúc nội bộ (Masan Agri trước đây được nắm giữ bởi một công ty con khác là Masan Consumer), nhưng nó nêu bật sự tăng cường tập trung chiến lược của Masan vào các mảng kinh doanh liên quan đến hàng tiêu dùng. Thị trường thức ăn chăn nuôi dự kiến ​​sẽ tăng trưởng mạnh khi nhu cầu của Việt Nam đối với các sản phẩm thịt ngày càng gia tăng.

Với việc Masan Group nay nắm giữ trực tiếp Masan Brewery và Masan Agri, câu hỏi của tất cả mọi người là Tập đoàn này sẽ mua lại mục tiêu nào tiếp theo với lượng tiền mặt đang nắm trong tay, hơn 250 triệu USD và đang tăng thêm.

H.San
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước