1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Lý lẽ gì khống chế dự án có vốn 10.000 tỷ đồng phải “qua” Thủ tướng?

(Dân trí) - Cơ quan thẩm tra, đại biểu Quốc hội, chuyên gia kinh tế… chung nhận xét, muốn nâng mức vốn dự án do Thủ tướng quyết định từ 5.000 tỷ lên 10.000 tỷ đồng, Chính phủ phải có cơ sở, luận cứ thuyết phục…

Luận cứ tốt hơn mới thuyết phục xã hội

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật của UB Thường vụ Quốc hội do Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển ký mới đây nêu rõ, về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, có nhiều ý kiến đề nghị làm rõ cơ sở nâng mức vốn từ 5.000 tỷ lên 10.000 tỷ đồng đối với các dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương của Thủ tướng.

Có ý kiến đề nghị làm rõ tiêu chí, trường hợp Thủ tướng được phân cấp cho UBND cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư.

Phó Chủ tịch Quốc hội phân tích, dự thảo luật Đầu tư (sửa đổi) thực tếđã thu hẹp phạm vi dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư theo hướng phân cấp cho UBND cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây sân golf; nâng mức vốn dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng từ 5.000 tỷ đồng lên 10.000 tỷ đồng.

Thực tế, theo báo cáo của UB Thường vụ Quốc hội, mức vốn 5.000 tỷ đồng được đặt ra theo điều kiện kinh tế - xã hội của năm 2014, các điều kiện kinh tế - xã hội đã có nhiều thay đổi trong giai đoạn hiện nay.

Vấn đề này, theo phân tích của nhiều chuyên gia pháp luật kinh tế, liên quan trực tiếp tới nội dung quy dịnh chung về “vốn đầu tư” tại Điều 3 dự thảo luật vì phạm vi điều chỉnh quárộng. Lưu ý vấn đề này, UB Thường vụ Quốc hội cho rằng, khó xác định giá trị vốn đầu tư vào đăng ký đầu tư dự án vì dễ bị lạm dụng khi xác định giá trị vốn đầu tư ban đầu của dự án và có thể làm khó các tổ chức, cá nhân với các dự án có quy môquy định bằng giá trị tuyệt đối về tiền.

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Trần Đình Thiên - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nhận xét, việc nâng hạn mức vốn từ 5.000 lên 10.000 tỷ đồng cũng là một sự nỗ lực tích cực của cơ quan soạn thảo luật, cần ghi nhận.

Tuy nhiên, vị chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, Chính phủ phải có luận cứ tốt hơn để thuyết phục xã hội. Ông phân tích thực tế, cộng đồng doanh nghiệp hiện đã lớn mạnh hơn trước nhiều. Trước đây, doanh nghiệp quy mô 5.000 tỷ là lớn lắm nhưng giờ 50.000 tỷ vẫn… chưa thấm vào đâu.

Lý lẽ gì khống chế dự án có vốn 10.000 tỷ đồng phải “qua” Thủ tướng? - 1
Những dự án sử dụng vốn tư nhân, quy mô lớn tới nhiều tỷ USD hiện có không ít tại Việt Nam.

“Vậy nên nếu nghĩ tăng gấp đôi mức hạn mức vốn đã là “cơi nới” tốt rồi thì tư duy mới chỉ giống như dây thừng đang siết, giờ nới lỏng hơn nhưng nguy cơ cái vòng dây ấy sẽ lại sớm chật, lại “siết” tiếp. Sửa luật là cơ đổi tốt để thay đổi chứ không chỉ đơn thuần làm mỗi việc “cơi nới”. Hãy bàn chuyện thả ra hơn là chỉ bàn chuyện… nới” – PGS.TS Trần Đình Thiên ví von.

Ông Thiên tính toán, mỗi lần “cơi nới” là tốt kém thêm chi phí, để lãng phí cơ hội trong khi bản chất vấn đề là những lo ngại của Chính phủ về việc phải kiểm soát các dự án quy mô lớn, có ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia. Nhưng phải thấy, quy mô dự án chưa hoàn toàn phản ánh được tất cả những lo toan đó của Chính phủ.

Chuyên gia kinh tế “lão làng” nêu quan điểm, không nên đặt ra quy định về quy mô số tiền cho từng dự án vì thêm cấp phê duyệt, dự án đẩy lên Chính phủ là thêm thời gian, là thủ tục phức tạp, nhiêu khê, là lỡ cơ hội khi thông thường, một dự án lên Thủ tướng quyết định thời gian phải mất hàng năm.

Vốn tư nhân, hơn ai hết, chủ doanh nghiệp phải lo hiệu quả

Chia sẻ quan điểm này, một lãnh đạo UB Kinh tế cho rằng, quy định Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư với dự án có mức vốn 10.000 tỷ trở lên là tạo ra một cấp cấp phép.

Về nội dung này, khi trình dự luật, phía Chính phủ có giải thích, thời gian vừa qua, các yếu tố thực tế có sự thay đổi, số dự án sử dụng vốn tới vài nghìn tỷ không ít nên chính sách pháp luật cũng phải điều chỉnh quy định, từ 5.000 tỷ lên 10.000 tỷ.

Tuy nhiên, đại diện cơ quan thẩm tra cũng cho biết, UB Kinh tế đãnghe, ghi nhậnnhững phản ánh, những ý kiến doanh nghiệp, các chuyên gia rằng dự án chỉ cần chấp hành các quy định của nhà nước như về quy hoạch, về môi trường, về yêu cầu đảm bảo an ninh quốc phòng… chứ còn về lượng vốn, tiền là do tư nhân bỏ ra, hơn ai hết người chủ phải quan tâm đến hiệu quả của đồng tiền, không cần thiết chi phối như với nguồn vốn ngân sách.

Vị lãnh đạo cơ quan thẩm tra nhận định, hướng phân tích đó hoàn toàn đúng. Thường trực UB Kinh tế cũng đang có những trao đổi với cơ quan soạn thảo dự luật (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) về nội dung này.

Cơ quan soạn thảo giải thích, những dự án 10.000 tỷ thì sẽ tác độngđến rất nhiều vấn đề của kinh tế xã hội. Khi đó, cơ quan thẩm tra đã phản biện lại là,các vấn đề khác để đảm bảo quản lý nhà nước hiện đều có quy định, từ việc kiểm soát tiêu chí số lượng di dân khi triển khai dự án, sử dụng đất, tác động tới môi trường, việc làm với người dân…Vậy lý lẽ, căn cứ nào để đưa thêm quy định không chế con số 10.000 tỷ đồng vốn đầu tư?

Vị lãnh đạo UB Kinh tế cho biết, xác định điểm “gợn” của dự luật như vậy, hiện tại, ban soạn thảo dự luật tiếp tục làm việc, trao đổi để xử lý.

“Chúng tôi thấy ý kiến phản ánh của doanh nghiệp, của các địa phương về vấn đề này là đúng nhưng cũng phải đánh giá kỹ tác động, trao đổi rõ ràng, cụ thể” – lãnh đạo UB Kinh tế nói.

Ở góc độ khác, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Nguyễn Văn Thân cho rằng, về nguyên tắc, việc phân định mức vốn đầu tư dự án để “sơ tuyển” các nhà đầu tư ở các cấp bậc khác nhau. Những ông Thân cho rằng, UB Kinh tế đã rất đúng khi chỉ ra vấn đề, căn cứ vào đâu để định ra mức 10.000 tỷ đồng.

“Cơ quan soạn thảo phải có lập luận để lý giải cho thuyết phục là vì sao dự án có mức vốn 10.000 tỷ thì lại phải do Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư. Tại sao không phải là 9.000 tỷ, cũng không phải là 20.000 tỷ? Việc này thì phải xem xét một cách khoa học” – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ nêu yêu cầu.

Các địa phương, bộ, ngành có thể chủ động hơn, được phân quyền mạnh hơn cho việc quyết định các dự án đầu tư phát triển trên địa bàn nên “nới” định lượng lên mức 10.000 tỷ đồng cũng giúp giảm thiểu được số dự án phải trình lên Thủ tướng. Tuy nhiên, thứ cộng đồng doanh nghiệp cần nhiều hơn là sự minh bạch trong các khâu xét duyệt, lựa chọn, chấp thuận dự án…

Thái Anh