1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Luật lỏng lẻo, “sở hữu chéo” nhiều đất sống

Luật không chặt nên mới có tình trạng ngân hàng dùng chính tiền của mình thế chấp để vay từ chính mình.

Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng (NH) là sở hữu chồng chéo lẫn nhau giữa NH này và NH kia. Còn hiểu theo nghĩa rộng là thông qua một bên thứ ba hay các bên liên quan để sở hữu cổ phần. Nghe qua rất phức tạp, tuy nhiên thực tế đây lại là một “chiêu bài” dễ dùng nhưng lại “khó trị” tại Việt Nam.

 

Cạnh tranh không lành mạnh

 

Một ví dụ dễ hiểu, ông A thông qua danh nghĩa của con cháu, họ hàng để đứng tên mua cổ phần. Mục đích cuối cùng là ông A có thể góp vốn tại nhiều NH. Từ đó nắm quyền sở hữu thực tế và quyền lực tại nhiều NH cùng một lúc.

 

Sở hữu chồng chéo có thể dẫn đến khả năng khuynh đảo và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Điều này đi ngược với nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường là sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Đó là chưa kể đến việc lợi dụng quyền lực để cho vay hay đầu tư vào các hoạt động kinh doanh chỉ có lợi cho chính cá nhân hay tổ chức, gọi chung là nhóm lợi ích.

 

Luật lỏng lẻo, “sở hữu chéo” nhiều đất sống
Hệ thống NH hoạt động phần lớn tập trung ở các đô thị nên sự cạnh tranh giữa các NH đan xen với nhau một cách phức tạp. Ảnh minh họa: HTD

 

Bên cạnh đó, hệ thống NH tại Việt Nam hoạt động phần lớn tập trung ở các đô thị nên sự cạnh tranh giữa các NH đan xen với nhau một cách phức tạp. Yếu tố tích cực của nó là tạo ra sự cạnh tranh. Thế nhưng nhược điểm là nó trùng lặp nhiều quá làm cho thị trường quá bão hòa. Đồng thời, nó đẩy các NH vào những cuộc cạnh tranh không lành mạnh như giành khách hàng, thậm chí vượt các quy định luật lệ.

 

Hơn nữa, nhiều NH dùng chiêu đẩy lãi suất lên để kéo khách hàng. Vì vậy, các NH khác cũng phải chạy theo cuộc đua đẩy lãi suất lên để giữ khách hàng. Hậu quả của những cuộc đua này là làm thị trường vận động bất ổn.

 

Trong khi đó ở Mỹ, thậm chí họ còn quy định trên cùng một dãy phố thì tối đa chỉ có bao nhiêu NH. Không có trường hợp trong cùng một dãy phố có ba, bốn chi nhánh của nhiều NH nằm sát nhau như ở Hà Nội hay TP.HCM.

 

Quản lý cứng nhắc lại “lỏng lẻo”

 

Luật Các tổ chức tín dụng quy định rõ là không được phép sở hữu chéo. Tuy nhiên, bài toán nan giải mà Việt Nam phải đối mặt chính là thực trạng kiểm soát luật chưa chặt chẽ, thiếu hiệu quả. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng quy định rõ về tỉ lệ phần trăm vốn giữa cá nhân và tổ chức với một NH. Tuy nhiên, luật lại quy định lỏng lẻo về nguồn tiền và không cấm việc đi vay. Chúng ta cứng nhắc về nguyên tắc nhưng buông lỏng trong việc thực thi.

 

Trong khi ở Mỹ, một người có cổ phần ở NH A được phép đem đi thế chấp nhưng không được thế chấp với chính NH đó. Họ quan niệm “anh không thể dùng chính cơ thể của anh làm thế chấp để vay chính anh”.

 

Một câu chuyện khá thú vị tại Mỹ là những người khai báo việc mua bán cổ phần, cổ phiếu phải tuyên thệ trước pháp luật rằng những điều họ khai báo là chính xác. Nếu có sai trái, họ sẽ bị pháp luật trừng trị. Tính trung thực trở thành một đặc điểm về đạo đức kinh doanh. Còn ở Việt Nam, chỉ khi nào doanh nghiệp trái phép bị bắt quả tang hay phát giác thì mới bị xử lý.

 

“Sở hữu chéo” nhìn từ Mỹ

 

Tại Mỹ, luật quy định người muốn có cổ phần tại nhiều NH phải đảm bảo đồng thời các điều kiện:

 

- Thứ nhất, tiền mua cổ phần phải là tiền của chính mình chứ không phải tiền đi vay;

 

- Thứ hai, những NH nhà đầu tư muốn sở hữu cổ phần không nằm trên cùng một địa bàn. Nghĩa là phải ở hai địa bàn hoạt động khác nhau, chẳng hạn hai bang khác nhau hoặc hai thị trấn khác nhau.

 

- Thứ ba, các NH đó cũng không được cạnh tranh nhau trong cùng một phân khúc thị trường tại cùng một địa điểm. Bởi theo nguyên tắc nhà đầu tư có cổ phần của NH A rồi mà lại có cổ phần của NH B trên cùng khu vực đó sẽ tạo ra ưu thế độc quyền, gây áp lực đến những NH khác, gây mất bình đẳng. Chẳng hạn nếu nhà đầu tư sở hữu nhiều NH, họ có thể dùng vai trò là cổ đông lớn để yêu cầu hai hay nhiều NH khác đưa ra một mức lãi suất chung (được gọi là price fixing) đồng nghĩa với “làm giá”, vi phạm luật cạnh tranh.

 

Nếu bị phát hiện trong trường hợp này sẽ bị xử lý nghiêm khắc, thậm chí là thoái vốn hoặc là bị nộp phạt nặng. Các cơ quan giám sát soi rất kỹ xem người này có cổ phần, cổ phiếu ở chỗ nào khác hay không, có người trong gia đình liên quan hay không… Thành ra họ dễ dàng phát hiện và xử lý người sai phạm.

 

 “Sở hữu chéo” sinh vốn “ảo”

 

Ở nước ta tình trạng ông A có 1.000 tỉ đồng đem đi mua cổ phần ở NH B, sau đó ông sang NH C thế chấp vay 1.000 tỉ đồng nữa. Sau đó ông đem lại chính NH ban đầu để mua cổ phần. Nhờ thế trở thành cổ đông lớn và ông dựa trên thế lực đó để đi vay được nhiều hơn. Thành ra ở Việt Nam có 1.000 tỉ đồng nhưng tiền cứ chạy đi vòng quanh 5-7 NH nhân lên 7.000 tỉ đồng. Nhìn vào thì thấy tài sản ông khá lớn nhưng thực chất đó chỉ là vốn “ảo”.

 

Ở Mỹ không có vấn đề “sở hữu chéo”, bởi dù chỉ 1% ở một NH lớn là mấy chục tỉ đôla nên muốn “sở hữu chéo” cũng không có sức để “sở hữu chéo”. Hơn nữa, hệ thống quản lý, giám sát chặt chẽ, thông tin rất minh bạch và nếu có “sở hữu chéo” thậm chí người ta cho vào tù ngay.

 

Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia tài chính

 

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu

Pháp Luật TPHCM