Lợi nhuận ngân hàng: Kẻ khóc, người cười
Dù đã được dự báo tình hình kinh doanh hết sức khó khăn nhưng kết quả lợi nhuận cho thấy kinh doanh ngân hàng không còn là ngành ngồi mát ăn bát vàng như trước. Tuy nhiên vẫn có nhiều ngân hàng cán đích.
Là một trong những “đại gia” hàng đầu trong ngành ngân hàng, kết quả kinh doanh cuối năm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) luôn là thông tin thu hút sự quan tâm của không ít nhà đầu tư.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: |
Tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Chủ tịch Vietinbank, ông Phạm Huy Hùng cho biết, điểm đáng mừng của ngân hàng này là tỷ lệ nợ xấu hết năm tài chính 2013 chỉ chiếm 0,82% dư nợ. “Năm 2013, ngân hàng lãi trước thuế 7.750 tỷ đồng, vượt hơn 3% so với kế hoạch đầu năm. Năm nay cổ tức ngân hàng dự kiến chia ở mức 10%. Nộp ngân sách Nhà nước trên 4.000 tỷ đồng”, ông Hùng nói.
Lãnh đạo Eximbank cũng cho biết ngân hàng đã không đạt được mức lợi nhuận như kỳ vọng do tình hình kinh doanh quá khó khăn. Tổng mức lợi nhuận trước thuế năm 2013 của ngân hàng này chỉ đạt khoảng hơn 50% kế hoạch với khoảng 1.600 tỷ đồng. Do gặp khó khăn nên khả năng cắt giảm tiền thưởng Tết là khó tránh.
Năm vui ngân hàng nhỏ
Trao đổi với PV, đại diện Ngân hàng Tiên Phong cho biết, đến 31/12/2013, TPBank đạt 362 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 15% so với chỉ tiêu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2013 đề ra. Đặc biệt vốn huy động dân cư tăng trên 160% so với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng tín dụng tăng trên 190% so với 2012, nợ xấu giảm xuống dưới 2%. Số lượng khách hàng của TPBank tăng hơn 3 lần, trong đó số lượng khách hàng sử dụng đa dịch vụ và tỷ lệ tài khoản hoạt động tăng đáng kể.
Trong khi nhiều ngân hàng vui vẻ thông báo lợi nhuận, một số ngân hàng cho biết đã không hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Theo lãnh đạo MeKong Bank (MDB), tình hình kinh doanh của MDB trong năm 2013 khá tốt dù không đạt được mức lợi nhuận trước thuế 300 tỷ đồng như chỉ tiêu đề ra đầu năm. Sở dĩ mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng không thể kỳ vọng hoàn thành trong năm nay chính là do tín dụng khó tăng trưởng trong bối cảnh rủi ro nợ xấu gia tăng. Tại MDB, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát khá chặt, đến cuối tháng 11/2013, con số nợ xấu là 2,4% so với mức của cuối năm trước là 2,5%.
Về việc nhiều ngân hàng không đạt được lợi nhuận khủng như các năm trước, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, năm 2013 là năm đầy khó khăn với bất cứ ngân hàng nào. Trong bối cảnh các ngân hàng đều phải căng mình ra xử lý nợ xấu, tăng cường trích lập dự phòng rủi ro thì việc lợi nhuận suy giảm không có gì đáng ngạc nhiên. |