1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Lỡ nhận máy bay Trung Quốc tặng, hàng không Tonga méo mặt

(Dân trí) - Quốc đảo Tonga tại Thái Bình Dương đang rơi vào cảnh khốn khó khi khách du lịch dần quay lưng sau khi họ lỡ nhận một chiếc máy bay được Trung Quốc biếu không, vốn nổi tiếng hay xảy ra trục trặc và ít người dám đi.

Đã gần 10 giờ sáng nhưng tiệm cà phê tại sảnh sân bay nội địa của quốc đảo Thái Bình Dương nhỏ bé này vẫn chưa bán nổi một tách cà phê. Molly Fatai, một nhân viên phục vụ cho biết lương của mình tại đây đã bị giảm 1/3 từ năm ngoái. Số lượng chuyến bay tới những hòn đảo ngoài khơi của nước này đã bị giảm một nửa, xuống còn từ 2-3 chuyến/ngày, ngoại trừ những ngày Chủ nhật, khi… không hề có chuyến bay nào.

Chiếc Xian MA-60 của hàng không Tonga
Chiếc Xian MA-60 của hàng không Tonga

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

* Doanh nghiệp phân đạm lo ế hàng

* Cáo buộc Nga “tuồn” vũ khí vào Ukraine, Obama lại dọa cấm vận

* Tỷ giá USD/VND sẽ có tín hiệu mới?

* Nới room dưới góc nhìn của nhà đầu tư lão luyện

Những khách uống cà phê quen thuộc xưa kia nay vắng bóng, chủ yếu là người New Zealand, du khách thường gặp nhất tại những hòn đảo hẻo lánh, nghèo nhưng rất tươi đẹp này. Hãng hàng không New Zealand Airlines, vốn từng đưa nhiều du khách tới đây đã đóng cửa và ra đi, còn chính phủ New Zealand thì cảnh báo công dân nước mình không nên đi sử dụng hàng không nội địa của Tonga.

“Nền kinh tế Tonga do đó đã chịu hậu quả ghê gớm”, Stuart Perry, tổng giám đốc của cơ quan du lịch Tonga xác nhận.

Điều gì đã khiến những người láng giềng lâu năm và giàu có của Tonga rời bỏ họ? Tất cả đều chỉ bởi một người bạn mới hơn, ở xa hơn nhưng lại giàu có hơn của Tonga là Trung Quốc, và chiếc máy bay mà nước này đem tặng.

Người dân của quốc gia siêu nhỏ với chỉ hơn 100.000 dân này đã phải chịu những hậu quả không mong muốn trong cuộc ganh đua giành ảnh hưởng toàn cầu.

Tại sân bay chính của Tonga, vốn do các nhà thầu Mỹ xây dựng từ Thế chiến II, các nhân viên bảo dưỡng đang làm việc cùng món quà tặng đầy rắc rối: một chiếc máy bay Xian MA-60 hai động cơ cánh quạt.

Bên ngoài hàng rào sân bay, Sau Tongi, một cư dân địa phương bế cậu con nhỏ lên và nói: “Tôi không biết họ đang sửa cái gì. Đó là một chiếc máy bay mới. Tôi không nghĩ mình sẽ lên máy bay đó. Tốt hơn là phải giữ an toàn cho bản thân”.

Khi Tonga nhận bàn giao chiếc máy bay, ước tính có giá khoảng 20 triệu USD kèm phụ tùng và chi phí đào tạo, công ty hàng không Air Chathams của New Zealand đã quyết định rời hòn đảo này sau 5 năm hiện diện, thay vì đối mặt với một cuộc cạnh tranh bị cho là được bảo hộ. Do đó, hiện Real Tonga, công ty vận hành chiếc MA-60, trở thành hãng bay nội địa duy nhất.

Chính phủ New Zealand tiếp đó đã đăng cảnh báo đi lại lên trên website, thông báo tới người dân việc mẫu máy bay MA-60 đã liên quan tới nhiều vụ tai nạn gần đây ở các nước khác, và không được cấp giấy chứng nhận chất lượng của cơ quan có uy tín. Nước này cũng dừng khoản hỗ trợ du lịch 5 triệu USD.

“Chúng ta không thể ngồi đó và nói rằng ‘nó vẫn ổn’”, thủ tướng New Zealand John Key nói về việc cấp giấy chứng nhận chất lượng cho máy bay.

Xian MA-60 nổi tiếng vì liên quan đến nhiều vụ tai nạn
Xian MA-60 "nổi tiếng" vì liên quan đến nhiều vụ tai nạn

Bộ ngoại giao Trung Quốc trong thư phản hồi câu hỏi của hãng tin AP, khẳng định họ cung cấp máy bay theo yêu cầu của chính phủ Tonga, “nằm trong khuôn khổ hợp tác kinh tế và kỹ thuật song phương”, và rằng sự hỗ trợ này nhằm “thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội”, nâng cao đời sống người dân tại Thái Bình Dương, chứ không nhằm tạo ra các liên minh chính trị hay quân sự.

Từ lâu New Zealand vẫn viện trợ cho chính phủ Tonga, khoảng 26 triệu USD/năm. Úc và Mỹ cũng đóng góp. Đổi lại, Tonga duy trì quan hệ chặt chẽ với các đồng minh phương Tây, cử binh sỹ tới cả Iraq và Afghanistan.

Nhưng trong khi Mỹ đã công khai về việc tái chú trọng tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với chiến lược “xoay trục” sang khu vực này, Bắc Kinh dường như cũng có chính sách “xoay trục’ của riêng mình.

Những năm gần đây, họ tài trợ vốn, xây dựng bệnh viện, trường học, văn phòng và đường sá khắp các quốc đảo Fiji, Samoa, Vanuatu và các đảo Thái Bình Dương Khác. Thậm chí họ còn mở lớp dạy tiếng Trung và cấp học bổng cho hàng nghìn sinh viên, tiếp đón và đào tạo cho hàng trăm quan chức chính phủ các quốc gia này tại Bắc Kinh.

Mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc của Tonga bắt đầu năm 2006, khi Bắc Kinh đề xuất cho nước này vay với lãi suất thấp khó cưỡng: 2%/năm và được trả chậm.

Số liệu cho thấy Tonga đã vay 118 triệu USD từ Trung Quốc, tương đương 1/4 quy mô nền kinh tế từ ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc. Số tiền này được họ dùng để xây các tòa nhà văn phòng tại trung tâm, làm đường và thậm chí mở rộng cung điện của nhà vua. Thủ tướng Tonga khẳng định khoản vay quá hấp dẫn để có thể từ chối.

Nhưng không phải ai cũng hài lòng với điều khoản đi kèm: Các đội thợ Trung Quốc thực hiện phần lớn công việc, trong khi những người địa phương thất vọng.

Và giờ, khi thời hạn trả nợ đang tới Tonga đã cố gắng nhưng không thể xin xóa nợ. Thay vào đó, họ chỉ được phép lùi thời hạn trả tiền gốc tới năm 2018, khi lịch trả nợ còn kinh khủng hơn.

Ngân hàng thế giới khẳng định, việc hoàn trả số tiền này sẽ khiến “cân đối tiền mặt của chính phủ Tonga cạn kiệt”, khiến họ rơi vào cảnh có nguy cơ “tương đối” sẽ khó khăn trong việc trả nợ.

Thanh Tùng
Theo AP

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm