Lịch sử ngành giải khát: Thức uống xưa và nay

Người Việt luôn sống gần gũi, hài hòa với thiên nhiên, do vậy ngay từ xa xưa thức uống giải khát hàng ngày đều từ thiên nhiên, cỏ cây mà có.

Ngày nay, sau một thời gian “choáng váng” với đồ uống công nghiệp chứa chất bảo quản, hương vị nhân tạo, người Việt lại quay về với thức uống tự nhiên, tốt cho sức khỏe và đưa nó lên một tầm cao mới.

Tập quán giải khát xưa

Hàng trăm năm qua, với người Việt đồ uống giải khát đơn giản chỉ là bát nước mưa chứa trong bể, lu. Đi làm đồng về, vục bát vào lu nước uống một hơi là đủ tỉnh người.

Những năm đầu thế kỷ trước, nước nụ vối, lá vối, nước trà xanh, chè vằng rất được ưa chuộng để giải khát hàng ngày ở khắp các làng quê, phố thị Bắc bộ.

Người miền núi còn dùng một số lá, rễ hay thân cây rừng đun lên hãm lấy nước uống. Quả rừng cũng được ngâm làm thức uống rất mát và tốt cho sức khỏe.

Lịch sử ngành giải khát: Thức uống xưa và nay - 1

Trà vối, thứ nước giải khát dân dã mát lành của người Việt năm xưa

Tại Nam bộ, thời kỳ này ngoài nước mưa, thức uống giải khát còn lại tại các hàng quán thường là trà xanh hoặc nước dừa tươi.

Đến giữa thế kỷ 20, ở Hà Nội có thêm nước gạo rang để bổ sung vào danh sách thức uống giải khát ít ỏi. Song thứ nước thơm mùi thính này nhanh chóng mất hút khi nước cam, chanh, chè đỗ đen hay sau nữa là nước si rô xuất hiên.

Ở Sài Gòn, kỹ thuật cơ khí phát triển tạo ra máy móc làm nên nhiều loại nước giải khát tuy mới mà quen như nước mía, rau má, nước ép trái cây. Tất cả đều được “sản xuất” trên các máy ép tay và “đóng chai” bằng các bịch nilon treo trên xe đẩy bán rong khắp phố phường.

Trà đá, loại thức uống quen thuộc cho tới tận ngày nay có lẽ xuất hiện tại Sài Gòn vào thời điểm này. Đây là thức uống cho người bình dân và các phu xe giải khát bởi được làm từ trà xấu hoặc trà nước cuối pha cùng nước đá vụn.

Giai đoạn này cũng ghi nhận nước giải khát đóng chai bắt đầu phổ biến theo chân người Pháp, xong đối với người dân thì nó vẫn là thứ “xa xỉ” và chỉ bùng nổ từ thập niên 70 trở đi với các loại nước ngọt Con Cọp (BGI) hay Coca Cola.

Cũng từ đây, các loại nước ngọt có gas, nước pha chế từ đường hóa học, sử dụng màu công nghiệp bắt đầu nở rộ và phát triển không ngừng.

Xu hướng giải khát trở về với tự nhiên

Sau gần 3 thập niên manh nha và nở rộ các loại nước giải khát có gas, nước giải khát công nghiệp sử dụng chất bảo quản, hương vị, màu sắc nhân tạo, tới giữa những năm 2000, người dùng bắt đầu quay trở lại với các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, có lợi cho sức khỏe.

Đón đầu xu hướng này là các sản phẩm Trà xanh Không độ, Trà thảo mộc Dr Thanh của Tân Hiệp Phát. Có thể nói doanh nghiệp này đã ghi dấu ấn quan trọng trong lịch sử ngành nước giải khát hiện đại. Bởi trong thời điểm cả thị trường đang “quay cuồng” với các thức uống có ga, nước giải khát công nghiệp, họ đã “dám” đi ngược với đám đông để cho ra các sản phẩm mà “người trong nghề” ai cũng nghĩ là thất bại, vì Trà thì đã quá quen và thừa với người Việt.

Lịch sử ngành giải khát: Thức uống xưa và nay - 2

Dây chuyền công nghệ Aseptic được dùng trong sản xuất Trà thảo mộc Dr Thanh

Trao đổi với PV, bà Trần Uyên Phương, Phó TGĐ Tân Hiệp Phát cho biết: “Việc phải sáng tạo, đưa ra sản phẩm mới là điều sống còn trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, tuy nhiên, Tân Hiệp Phát lại chọn con đường “lạ” hơn các doanh nghiệp khác bởi chúng tôi tin, với nguyên liệu chọn lọc từ tự nhiên cùng dây chuyền công nghệ Aseptic sẽ tạo nên những sản phẩm mới tốt hơn cho sức khỏe. Đáp ứng đúng nhu cầu và truyền thống sử dụng nước giải khát tự nhiên từ xưa của người Việt”.

Quả thực, nguyên liệu tự nhiên được chiết xuất trên dây chuyền công nghệ Aseptic giúp các sản phẩm của Tân Hiệp Phát giữ được gần như toàn bộ các chất dinh dưỡng. Hệ thống chiết lạnh vô trùng giúp các dưỡng chất không bị phân hóa bởi nhiệt độ cao như chiết nóng đồng thời giúp sản phẩm của họ không cần chất bảo quản, không màu nhân tạo, không chì.

Điều này tạo ra lợi thế vượt trội cho Tân Hiệp Phát trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. “Sân chơi” mới gần như là của riêng họ, bởi không chỉ cung cấp cái mà thị trường cần, họ còn tạo sản phẩm mới với chất lượng cao nhất, hoàn toàn sạch tự nhiên, có lợi cho sức khỏe.

Chiến lược đúng đã cho kết quả mỹ mãn. Trà xanh Không độ ngay sau khi ra đời đã tăng trưởng lên tới 190%, Trà thảo mộc Dr Thanh, ngay sau khi tung hàng, công suất vận hành lên tới 600.000/chai/ngày nhưng cũng chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu sử dụng, tạo nên những cơn sốt mang tính “hiện tượng” trên thị trường giải khát.

Lịch sử ngành giải khát: Thức uống xưa và nay - 3

Trà thảo mộc Dr Thanh ngay khi xuất hiện đã tạo nên một “cơn sốt” chưa từng có trong ngành nước giải khát.

Ngay sau đó, hàng loạt các doanh nghiệp, kể cả các công ty đa quốc gia đứng ngồi không yên và phải thay đổi chiến lược để đi theo phân khúc nước giải khát có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe bởi thành công quá lớn của Tân Hiệp Phát và nhu cầu ngày càng tăng cao của người dùng.

Xu hướng này vẫn không ngừng tăng lên, báo cáo của các hãng phân tích thị trường cho thấy người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới sức khỏe, do đó, nước giải khát không chỉ ngon, đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn phải bổ dưỡng, hỗ trợ tối đa cho sức khỏe người dùng.

Dự báo xu hướng sắp tới, các nhà phân tích thị trường đều chung nhận định, có thể sẽ xuất hiện các sản phẩm mang tính đột phá nhưng đầy dân dã như nước vối, nước rau, củ, quả đóng chai để phát huy tối đa lợi thế về nguồn nguyên liệu sạch, dồi dào và đầy giá trị dinh dưỡng mà thiên nhiên đã ban tặng cho người Việt.

Với dự báo trên, hy vọng người tiêu dùng sẽ sớm có cơ hội tiếp tục được trải nghiệm những thức uống có lợi cho sức khỏe, không chất bảo quản, không hương vị công nghiệp mà “hiện tượng” Trà thảo mộc Dr Thanh xuất hiện trong sự hồ hởi của người dùng là một ví dụ.