1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Lao động Việt Nam có đủ tầm vươn ra thị trường quốc tế?

“Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương”(TPP) đã kết thúc đàm phán sau hơn 5 năm. Việc tham gia của Việt Nam và khả năng ràng buộc của thị trường lao động Việt Nam với những quy định của Hiệp định đã gần kề. Vậy lao động Việt Nam có đủ tầm vươn ra thị trường quốc tế?

Với kinh nghiệm gần 20 năm trong lĩnh vực nhân sự tại các tập đoàn đa quốc gia lớn tại Việt Nam, bà Phan Nguyên Nhật Thảo - Giám đốc Nhân sự công ty TNHH Amway Việt Nam chia sẻ về những cơ hội và thách thức cho nguồn nhân lực - nhân tài Việt Nam trong bối cảnh TPP.

Bà Phan Nguyên Nhật Thảo - Giám đốc Nhân sự công ty TNHH Amway Việt Nam.
Bà Phan Nguyên Nhật Thảo - Giám đốc Nhân sự công ty TNHH Amway Việt Nam.

 

Thưa bà, thời gian qua chúng ta đã nghe rất nhiều đến hiệp định TPP và những tiềm năng kinh tế mà nó mang lại. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều người đề cập đến những tác động của TPP đối với nguồn nhân lực trong nước, bà nghĩ gì về điều này?

Đòn bẩy kinh tế mà TPP đem lại cho Việt Nam là một cánh cửa lớn đối với lao động trong nước. Theo cam kết của Hiệp định, các dự án và nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng lên tạo ra rất nhiều cơ hội cho lao động trong nước được tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm từ các quốc gia có bề dày phát triển.

Tuy nhiên, TPP đem lại cơ hội nhưng kèm theo khá nhiều thách thức. TPP được biết đến là một trong những thị trường tự do thương mại lớn nhất thế giới, do đó họ sẽ có những đòi hỏi rất cao về nguồn lực lao động. Đây là lúc chúng ta phải nhìn nhận đúng ưu điểm và yếu điểm của nguồn nhân lực trong nước để phát huy ưu điểm và khắc phục yếu điểm cho quá trình hội nhập này.

Bà đánh giá như thế nào về chất lượng lao động Việt Nam hiện nay, đặc biệt là lao động trẻ?

Ngày nay, không hiếm các bạn tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã thành công với các dự án riêng. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người lao động trẻ vẫn đang loay hoay tìm con đường đi của mình, không phải vì họ không giỏi mà vì họ vẫn còn thiếu những kĩ năng cơ bản như ngoại ngữ và làm việc nhóm.

Trước thách thức mà Hiệp định TPP đem lại, người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo nên có sự gắn kết hiệu quả hơn trong việc đào tạo lao động & sử dụng lao động. Điều này sẽ giúp nguồn nhân lực trẻ được đào tạo bài bản, sát với thực tế ngay từ đầu.

Tại Amway, ngay từ khi có mặt tại thị trường Việt Nam, chúng tôi đã nhận thấy rõ vai trò của mình trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nhân viên nên đã sớm nghiên cứu và thiết kế những chương trình phát triển nhân sự riêng như: Chương trình thực tập cho sinh viên sắp ra trường; Chương trình tham quan Nhà Máy Amway Việt Nam nhằm hỗ trợ trải nghiệm với mô hình và quy trình hoạt động sản xuất thực tế cho sinh viên; Đại học Amway – chương trình học trực tuyến của Amway toàn cầu, nơi mỗi nhân viên có thể tự học và phát triển kỹ năng mềm cũng như kiến thức chuyên môn để hoàn thiện bản thân; Phát triển nhân tài và Hoạch định nguồn lực kế thừa ở cấp quản lý; Đào tạo kỹ năng chuyên môn & kỹ năng lãnh đạo.

Vậy nghĩa là trình độ lao động hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế?

Tôi xin khẳng định, Việt Nam chúng ta không thiếu nhân tài và nhân tài của chúng ta hoàn toàn đủ khả năng vươn tầm quốc tế trong bối cảnh Việt Nam gia nhập TPP. Điều họ cần làm bây giờ là hãy tự tin để học hỏi và phát huy những tiềm năng sẵn có trên nền tảng kiến thức và cơ hội mà cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và xã hội đem lại.

Vậy theo bà, nhân sự Việt Nam cần chuẩn bị cho mình hành trang như thế nào để đón nhận cơ hội chứa nhiều thách thức này?

Trước đây, Việt Nam chúng ta định vị nguồn nhân lực giá rẻ như một yếu tố cạnh tranh thì tôi cho rằng sẽ không còn phù hợp nữa. Đặc biệt, khi chúng ta định vị giá rẻ thì chúng ta sẽ bỏ qua các yếu tố quan trọng hơn là phát triển năng lực nội tại của chính người lao động. Ngoài những chia sẻ ở trên doanh nghiệp cần phải tạo ra một môi trường mà trong đó có sự gắn kết cao với nhân viên.

Tại Amway, với môi trường làm việc đa dạng, gồm nhiều nhân viên trẻ đến từ các môi trường giáo dục và làm việc khác nhau, việc duy trì sự kết nối là điều cần thiết để giúp từng cá nhân có cơ hội phát triển từ đó góp phần tích cực vào sự phát triển chung. Một trong những hoạt động tích cực và hiệu quả nhất của chúng tôi là chương trình khảo sát lắng nghe tiếng nói của nhân viên hàng năm, qua đó, chúng tôi có thể lắng nghe tiếng nói của nhân viên và đề xuất chiến lược gắn kết nhân sự phù hợp.

PV

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm