1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

“Cuộc chiến” giữa xe ôm truyền thống và xe ôm công nghệ

Kỳ 2: Bí mật “vùng cấm” lạnh người giữa 2 “cánh” xe ôm

(Dân trí) - “Vùng cấm” là bí danh mà cánh GrabBike dùng để chỉ những địa điểm nguy hiểm, nơi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, va chạm với cánh xe ôm truyền thống.

Bí kíp ở "vùng cấm"

Cánh GrabBike truyền tai nhau rằng không bao giờ được đỗ xe, hay đón khách ở “vùng cấm” nếu không muốn “ăn đòn”. Khi trả khách thì hãy để máy nổ và sẵn sàng vít ga khi bị đe doạ.

“Bí kíp” này được lưu truyền theo kiểu người đi trước truyền lại cho người đi sau, được cập nhật từ những trải nghiệm đầy sợ hãi.

Hiện tại ở Hà Nội theo cánh xe ôm công nghệ đang tồn tại hai “vùng cấm” đó là quanh khu vực chung cư Thăng Long Number One và bến xe Yên Nghĩa.


Tại khu vực Bến xe Yên Nghĩa, hiếm thấy cảnh GrabBike đứng bắt khách cả bên trong lẫn bên ngoài.

Tại khu vực Bến xe Yên Nghĩa, hiếm thấy cảnh GrabBike đứng bắt khách cả bên trong lẫn bên ngoài.

Kiên - một xế ôm công nghệ quê ở Chương Mỹ, Hà Nội, đang là sinh viên năm 2 một trường đại học. Mới chạy GrabBike được 4 tháng, khoảng thời gian không dài nhưng cũng đủ để Kiên thấu hiểu được tận cùng với cái nghề suốt ngày cày mặt trên đường, cắm cúi vào điện thoại.

Nhà cách trung tâm Hà Nội khoảng 17km, hàng ngày Kiên đi làm từ 6h sáng đến khoảng 18h chiều thì về nghỉ. Sở dĩ như vậy là sức khoẻ của Kiên không lấy gì làm dư dả và nỗi e sợ chạy xe khi mặt trời lặn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

“Một lần trên đường vào trung tâm thành phố làm việc, khi đi đến gần bến xe Yên Nghĩa thì tổng đài nổ. Sau khi liên lạc với khách chốt điểm đón em phi xe về bến. Vừa đỗ xe ở gần điểm hẹn thì có hai thanh niên đi trên chiếc Exciter đầu đội nón sơn đen nhìn khá hung dữ chặn ngay đầu xe.

Đoán chuyện chẳng lành, em lùi xe lại rồi nổ máy phi thẳng ra cổng. Đi được khoảng 100m em mới dám dừng lại và gọi cho khách báo hủy chuyến vì bị ngăn cản nên không thể đón được chị ấy.

Chị khách nài em quay lại có gì chị chịu trách nhiệm. Nói thật với anh nếu em quay lại có khi gãy mấy cái răng chứ huống chi là “chịu trách nhiệm”. Tốt nhất là chỉ chở khách xuống đó rồi lượn cho nhanh”. Kiên lắc lắc đầu kể lại, mặt bỗng bất chợt trở lại... tái mét.

Nhiều xe ôm công nghệ cho biết, chỉ có một cách duy nhất có thể vào bắt khách tại khu vực này là phải thay đổi đồng phục, bỏ mũ áo grab mới qua mặt dân “anh chị” và cánh xe ôm đỗ quanh khu vực bến.


Một cảnh ẩu đả giữa xe ôm Grab và xe ôm truyền thống

Một cảnh ẩu đả giữa xe ôm Grab và xe ôm truyền thống

Theo lời kể của một GrabBike có tên Thiện thì quanh khu chung cư Thăng Long Number One còn kinh khủng hơn. Một lần chở khách đi qua khu vực này vào tầm giờ khuya, Thiện choáng váng khi nhìn thấy cảnh hai thanh niên đi trên xe SH mặt mày hung dữ. Người ngồi sau tay cầm thanh kim loại, lết dưới đất để lùa GrabBike.

“Nhiều anh em cho rằng ở đó có bảo kê cho xe ôm truyền thống anh ạ. Cũng không phải là vô lý, một số người anh đi trước em cũng đã từng bị ăn bạt tai khi bắt khách tại đó”, Thiện kể. "Sao không ai báo công an hoặc người phụ trách quản lý grab?", tôi hỏi. "Báo làm gì anh, "chờ được vạ thì má đã sưng". Tụi em cũng chỉ mong yên ổn, có thêm thu nhập nuôi thân thôi".

Theo lời kể của Thiện tôi quyết định đến “vùng cấm” này. Quả thực, quanh khu vực này không có bóng dáng của một GrabBike nào dừng đỗ xe đón khách.

Thi thoảng thấy một vài xế ôm khoác áo, mũ Grab, Uber trả khách rồi vội vã lao xe đi ngay.

Bị lừa cướp điện thoại vì bắt khách dọc đường

Với cánh GrabBike, một quy tắc bất di bất dịch khi hành nghề để tránh va chạm với xe ôm truyền thống đó là không bắt khách dọc đường mà chỉ đón khách khi tổng đài báo.

Một lái xe grab kể lại cho tôi chính tai nạn của mình: "Một lần tôi vừa trả khách ở gần Big C, ngay khi chuẩn bị rời đi thì có chị tới vỗ vai đặt xe. Khi tôi còn đang ú ớ chưa biết nên từ chối thế nào thì nhóm xe ôm đứng chờ khách ở đó đã ném sỏi, ném gạch về phía tôi. Khách sợ quá, tháo lui còn tôi thì chỉ còn chước chạy cho lành".

Đồng tình với ý kiến của người này, nhiều xế ôm công nghệ khác cũng cho biết họ thường xuyên bị nhóm xe ôm thuyền thống kiếm chuyện.

Hùng, một sinh viên Đại học Xây dựng chạy GrabB mỗi tối để kiếm thêm thu nhập chia sẻ: "Nhóm tụi em rất ngại đón khách ở một số bến xe, sân bay hoặc một số điểm đông xe ôm truyền thống. Gặp Grab họ hay kiếm cớ bắt bẻ, gặp đủ thứ chuyện, ngay trong tổ của em đã có người bị dụi cho tím mắt cũng chỉ vì lỗi vui mồm, mời khách dọc đường".

Còn với dân chạy Grabbike dạng "phủi", tức vừa học, vừa đi làm tranh thủ chạy xe ôm công nghệ khi rảnh rỗi, bí kíp tồn tại là không đi làm quá khuya, không đi đường dài, tránh xa những con ngõ sâu, đường hẻo lánh. Đối với “vùng cấm” tốt nhất chỉ trả khách rồi lượn thật nhanh. Nếu làm trái với những quy tắc trên kiểu gì cũng gặp chuyện chẳng lành.

Cảnh bắt khách ở bến xe Giáp Bát.
Cảnh bắt khách ở bến xe Giáp Bát.

“Cách đây ít ngày, sau khi trả khách khu vực quận Hà Đông, trên đường về điểm đỗ thì bất ngờ em gặp một thanh niên vẫy xe ôm. Tạt vào gần người vẫy xe, em bảo anh đi đâu em cho đi nhờ vì em giữ nguyên tắc là không bắt khách ngoài.

Người khách kia cần ra cầu Mỗ Lao, em đồng ý cho đi nhờ vì thấy anh ta ăn nói rất lịch sự có vẻ là người tử tế. Sau khi ra đến nơi anh ta lại bảo em chở đi nơi khác rồi anh ta trả tiền xe ôm.

Em tiếp tục chở anh ta đi đến ngõ 2 phường Hà Cầu (quận Hà Đông) khi đến nơi anh ấy bảo dừng một lát anh ấy đi vào nhà người quen. Vừa xuống xe, anh ta nhanh tay giật lấy điện thoại của em đang cầm trước khi nói mượn.

Em xin lại điện thoại thì lập tức ăn mấy cái tát điếng người từ anh ta. Thời gian em bắt đầu chở anh ta từ 1h30 đến khoảng 16h chiều, em biết chắc mình sẽ mất điện thoại nên cố gắng tìm cách để báo công an.

Anh ta bảo tạt vào quán nước ven đường làm cốc trà đá, với lý do là đi mua cục sạc pin điện thoại em phi thẳng vào đồn công an phường Kiến Hưng quận Hà Đông cầu cứu.

Cũng may cho em, sau một hồi loanh quanh cùng mấy anh công an thì tìm được anh ta và lấy lại được điện thoại cùng tiền công xe ôm. Trước đó chiếc điện thoại của em đã yên vị trong quán cầm đồ”, Huân kể lại một bài học nhớ đời.

Nhiều GrabBike cho rằng việc đứng và bắt khách ngoài trước mặt xe ôm truyền thống không khác gì một lời thách thức sinh tồn. Sự thật, nhiều vụ ẩu đả, va chạm chửi bới cũng bắt nguồn từ đây...

Kỳ 3: “Cuộc chiến” xe ôm: Suýt đổ máu vì xâm phạm lãnh địa Q "tóc dài"

Bến xe An Sương, bến xe miền Tây, bến xe miền Đông…luôn được cánh chạy GrabBike ví như “vùng đất dữ”. Những cuộc đụng độ đổ máu đã xảy ra, đặc biệt khi “nồi cơm” của nhóm xe ôm truyền thống bị đụng đến thì “cuộc chiến” giữa hai bên càng căng thẳng hơn bao giờ hết.

Trọng Trinh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm