Kinh tế tuần hoàn - chìa khóa vàng đưa nền kinh tế toàn cầu vượt qua đại dịch

Trường Thịnh

(Dân trí) - Covid-19 đóng lại nhiều cánh cửa, đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế. Đổi mới sáng tạo, thúc đẩy thương mại toàn cầu chính là "chìa khóa vạn năng" đưa doanh nghiệp bước tới "cánh cửa cơ hội".

Theo thống kê từ Vụ Khảo cứu Quốc Hội Hoa Kỳ (CRS), tính tới tháng 6/2021, đại dịch Covid-19 gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế toàn cầu. Theo đó, kinh tế thế giới ghi nhận cú lao dốc tới 7,6%, thương mại toàn cầu giảm 5,3% và thiệt hại tới 4.500 tỷ đô la, tương đương với gần gấp đôi tổng GDP toàn Đông Nam Á.

Kinh tế tuần hoàn - chìa khóa vàng đưa nền kinh tế toàn cầu vượt qua đại dịch - 1

Nhân viên y tế tại châu Âu nỗ lực trong công tác khử khuẩn hàng hóa xuất nhập khẩu (Nguồn: Brandon Miranda/Mindtree).

Tại Việt Nam, đại dịch Covid-19 bùng phát đã tạo ra những thách thức chưa từng có, điển hình đối với ngành tiêu dùng. Giãn cách xã hội khiến sản xuất đình trệ, nhu cầu tiêu dùng tại các nước xuất khẩu sụt giảm trầm trọng. Cả hai yếu tố này đều đặt ra những mối đe dọa đáng kể đối với cán cân và thặng dư thương mại của Việt Nam.

Vậy, đâu là chiếc chìa khóa thúc đẩy nền kinh tế, song song đảm bảo phát triển bền vững sau đại dịch?

Mô hình Kinh tế tuần hoàn - Chìa khóa phát triển bền vững

Theo định nghĩa của Quỹ đầu tư hàng đầu Mỹ, Ellen Macarthur, mô hình kinh tế tuần hoàn là mô hình trong đó các doanh nghiệp, nhà sản xuất chú trọng giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, giảm thiểu khai thác tài nguyên bằng cách tối đa hóa vòng đời của tất cả sản phẩm để tiếp tục tạo ra các giá trị mới.

"Kinh tế tuần hoàn là biện pháp ứng phó được các thảm họa thiên nhiên như đại dịch Covid-19, đảm bảo sự phục hồi và phát triển bền vững của nền kinh tế toàn cầu", chuyên gia kinh tế Alexey Kozlov nhận định.

"Đối với ngành nông nghiệp, mô hình kinh tế tuần hoàn nếu được áp dụng tối đa sẽ không chỉ tối ưu sử dụng mọi tài nguyên mà còn tái chế, cải tiến các nguyên liệu thừa, chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất", Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc khẳng định.

Kinh tế tuần hoàn - chìa khóa vàng đưa nền kinh tế toàn cầu vượt qua đại dịch - 2

Toàn cảnh vùng trồng cà phê tại Sơn La, Việt Nam.

Được biết đến là một trong những đơn vị xuất khẩu cà phê hạt xanh hàng đầu Việt Nam, Tập đoàn Cà phê Minh Tiến hiện là doanh nghiệp cà phê tiên phong áp dụng thành công mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất và nghiên cứu sản phẩm.

Tại đây, không có phần nào của cây cà phê bị loại bỏ. Ngoài hạt cà phê, doanh nghiệp đã hợp tác cùng Viện Y học cổ truyền trung ương và Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam để chứng minh công dụng tuyệt vời của sản phẩm trà Cascara Hà Chúc từ vỏ và thịt quả cà phê. Loại trà này có tác dụng chống Oxy hóa, cải thiện trí nhớ và hỗ trợ giảm cholesterol trong máu. Ngoài ra, vỏ trấu và bã cà phê tại cuối chu trình sản xuất cũng được tận dụng triệt để để làm ra các sản phẩm bao bì sinh học và bộ vật liệu sinh học như dao, thìa, dĩa và ống hút với khả năng phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên.

Từ đó, nhờ mô hình kinh tế tuần hoàn và tư duy đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp đã khai thác trọn vẹn "tinh hoa" của sản phẩm, giảm thiểu triệt để chất thải ra môi trường, và tận dụng tối đa cơ hội để phát triển bền vững ngay trong đại dịch.

Xúc tiến thương mại quốc tế - chìa khóa phát triển kinh tế

Cập nhật báo cáo từ Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), ngành thương mại toàn cầu đang trên đà bứt phá mạnh mẽ bất chấp đại dịch. Đặc biệt, thị trường cà phê rất sôi động, đạt tổng sản lượng toàn cầu trên 10 triệu tấn trong năm qua và tốc độ tăng trưởng kép dự kiến lên tới 4,28% trong giai đoạn 2021 tới 2026.

Kinh tế tuần hoàn - chìa khóa vàng đưa nền kinh tế toàn cầu vượt qua đại dịch - 3

Cảng Felixstowe (Anh Quốc) ngập tràn hàng hóa quanh năm bất chấp đại dịch (Nguồn: Matthew Childs/Reuters).

Được biết, cà phê thành phẩm như cà phê hòa tan, cà phê hạt rang có giá trị gia tăng đáng kể so với cà phê hạt xanh. Những quốc gia phát triển tại khối EU hay Bắc Mỹ đã tận dụng lợi thế về công nghiệp và thương hiệu để tối đa hóa giá trị cà phê của mình. Các cường quốc cà phê châu Á cũng đã có những động thái tương tự.

Tập đoàn Cà phê Minh Tiến đặt ra tầm nhìn đưa thương hiệu của mình lên bản đồ cà phê thành phẩm thế giới. Các sản phẩm cà phê của Minh Tiến đều được kiểm soát và đạt tiêu chuẩn quốc tế đòi hỏi chất lượng khắt khe là 4C và UTZ. Cho đến nay, Minh Tiến là nhà cung cấp cà phê uy tín của các nhà phân phối hàng đầu thế giới và khu vực như: Tập đoàn Neumann, tập đoàn Atlantic, Mitsui và Co. và Marubeni Corp.

Ngoài ra, thương hiệu cà phê thành phẩm Coffilia và trà Cascara của Minh Tiến được chọn làm tặng phẩm ngoại giao của Việt Nam tại Dubai, Kuwait, Áo, Bỉ và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Với sứ mệnh "Chắp cánh nền kinh tế xanh", Tập đoàn Cà phê Minh Tiến không ngừng nỗ lực khai thác cơ hội phát triển mang giá trị bền vững, từ đó tự tin khẳng định vị thế của ngành cà phê Việt Nam trên trường quốc tế.