Trung Quốc:
Kinh doanh đồ hiệu thiệt nặng vì nam giới giảm... “cặp bồ”
(Dân trí) - Đàn ông mua quà tặng nhân tình có thể là đối tượng khách hàng sộp nhất của các hãng đồ hiệu ở Trung Quốc, mặc dù không ai muốn thừa nhận điều này. Tuy nhiên, xu hướng này có thể đang thay đổi, CNBC cho biết.
Theo một nghiên cứu gần đây do ngân hàng HSBC thực hiện, các hãng đồ hiệu tại Trung Quốc đang đối mặt với những rủi ro đến từ một thay đổi đang diễn ra trong xã hội nước này.
Báo cáo này nhận định, sở hữu các cô vợ lẽ hoặc bạn gái, theo tiếng Trung Quốc là “tiểu tam” (người thứ ba) - từ lâu đã là “mốt” của những người đàn ông Trung Quốc giàu có. Tuy nhiên, đến nay, có vẻ như xu hướng này không còn thịnh như trước. Điều đáng nói là việc nam giới giàu có ở Trung Quốc giảm “bồ bịch” có thể có ảnh hưởng bất lợi tới doanh số của thị trường đồ hiệu. Trong khi đó, Trung Quốc lại đang được coi là “miền đất hứa” của lĩnh vực hàng xa xỉ trong bối cảnh nhu cầu tại các thị trường Âu-Mỹ suy giảm.
Nếu không hiểu rõ được những thay đổi trên thị trường đồ hiệu ngày càng trở nên phức tạp của Trung Quốc, thì các công ty sẽ khó mà duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ đã đạt được trong mấy năm gần đây.
Báo cáo của HSBC cho biết, nhìn chung, các “đại gia” Trung Quốc có xu hướng mua những sản phẩm đồ hiệu nổi tiếng cho nhân tình của họ, điển hình như túi xách Louis Vuitton.
“Cặp bồ” là một cách để thể hiện đẳng cấp trong xã hội Trung Quốc. Mà thể hiện đẳng cấp là việc rất quan trọng. Đối với các cô vợ bé, thì các thương hiệu cao cấp là một cách chưng diện mà họ ưa thích. Các cô này cũng muốn thể hiện mình”, ông Tom Doctoroff, Giám đốc điều hành của công ty JWT North Asia, đồng thời là tác giả cuốn “What Chinese Want” (tạm dịch: Điều mà người Trung Quốc muốn) nói với trang CNBC.
Theo tiết lộ của hai tác giả Radha Chadha và Paul Husband trong cuốn sách mang tựa đề “The Cult of the Luxury Brand: Inside Asia's Love Affair With Luxury” viết về sức hút của đồ hiệu đối với người châu Á, thì khoảng một nửa doanh số thị trường đồ hiệu nói chung, và lên tới 75% doanh số của thị trường đồ hồ cao cấp là nhu cầu của các khách hàng mua làm quà tặng.
Một nhân tố lớn nữa trên thị trường đồ hiệu Trung Quốc - thị trường đồ hiệu duy nhất trên thế giới mà nam giới đóng vai trò đầu tàu - là nhu cầu sử dụng đồ hiệu làm quà tặng cho đối tác làm ăn. Các mối quan hệ đóng vai trò chìa khóa trong phát triển kinh doanh, và các hãng Mont Blanc và Burberry đã tận dụng rất tốt xu hướng nay tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, xu hướng này cũng đang có chiều hướng giảm ở Trung Quốc do các biện pháp tăng cường kiểm soát của Bắc Kinh. Mới đây, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt cảnh báo chống tham nhũng đối với các chính quyền địa phương. Trong đó, các quan chức bị cấm nhận các món quà như thuốc lá, rượu mạnh…
“Khi mà hoạt động kinh doanh trở nên chuyên nghiệp và phát triển theo chuẩn mức quốc tế, thì vai trò của việc tặng quà cũng sẽ giảm xuống”, ông Doctoroff nói.
Cũng theo chuyên gia này, người tiêu dùng hàng hiệu ở Trung Quốc đang ngày càng sành sỏi hơn và đòi hỏi nhiều hơn. Ông Doctoroff cho rằng, nếu không hiểu được xu hướng này, các công ty đồ hiệu sẽ gặp khó.
“Người dùng đồ hiệu ở Trung Quốc rất sành sỏi so với kinh nghiệm chưa lâu của họ. Họ phải mua đồ hiệu với giá cao hơn nên họ thực sự tìm kiếm giá trị, không chỉ về chất lượng, mà còn cả thông điệp mà sản phẩm đó nói lên về họ. Họ ngày càng muốn những thứ đồ hiệu mang thông điệp ngầm, vì họ muốn thể hiện mình, nhưng là thể hiện một cách kín đáo”, ông Doctoroff nói.
Báo cáo này nhận định, sở hữu các cô vợ lẽ hoặc bạn gái, theo tiếng Trung Quốc là “tiểu tam” (người thứ ba) - từ lâu đã là “mốt” của những người đàn ông Trung Quốc giàu có. Tuy nhiên, đến nay, có vẻ như xu hướng này không còn thịnh như trước. Điều đáng nói là việc nam giới giàu có ở Trung Quốc giảm “bồ bịch” có thể có ảnh hưởng bất lợi tới doanh số của thị trường đồ hiệu. Trong khi đó, Trung Quốc lại đang được coi là “miền đất hứa” của lĩnh vực hàng xa xỉ trong bối cảnh nhu cầu tại các thị trường Âu-Mỹ suy giảm.
Nếu không hiểu rõ được những thay đổi trên thị trường đồ hiệu ngày càng trở nên phức tạp của Trung Quốc, thì các công ty sẽ khó mà duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ đã đạt được trong mấy năm gần đây.
Báo cáo của HSBC cho biết, nhìn chung, các “đại gia” Trung Quốc có xu hướng mua những sản phẩm đồ hiệu nổi tiếng cho nhân tình của họ, điển hình như túi xách Louis Vuitton.
“Cặp bồ” là một cách để thể hiện đẳng cấp trong xã hội Trung Quốc. Mà thể hiện đẳng cấp là việc rất quan trọng. Đối với các cô vợ bé, thì các thương hiệu cao cấp là một cách chưng diện mà họ ưa thích. Các cô này cũng muốn thể hiện mình”, ông Tom Doctoroff, Giám đốc điều hành của công ty JWT North Asia, đồng thời là tác giả cuốn “What Chinese Want” (tạm dịch: Điều mà người Trung Quốc muốn) nói với trang CNBC.
Theo tiết lộ của hai tác giả Radha Chadha và Paul Husband trong cuốn sách mang tựa đề “The Cult of the Luxury Brand: Inside Asia's Love Affair With Luxury” viết về sức hút của đồ hiệu đối với người châu Á, thì khoảng một nửa doanh số thị trường đồ hiệu nói chung, và lên tới 75% doanh số của thị trường đồ hồ cao cấp là nhu cầu của các khách hàng mua làm quà tặng.
Một nhân tố lớn nữa trên thị trường đồ hiệu Trung Quốc - thị trường đồ hiệu duy nhất trên thế giới mà nam giới đóng vai trò đầu tàu - là nhu cầu sử dụng đồ hiệu làm quà tặng cho đối tác làm ăn. Các mối quan hệ đóng vai trò chìa khóa trong phát triển kinh doanh, và các hãng Mont Blanc và Burberry đã tận dụng rất tốt xu hướng nay tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, xu hướng này cũng đang có chiều hướng giảm ở Trung Quốc do các biện pháp tăng cường kiểm soát của Bắc Kinh. Mới đây, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt cảnh báo chống tham nhũng đối với các chính quyền địa phương. Trong đó, các quan chức bị cấm nhận các món quà như thuốc lá, rượu mạnh…
“Khi mà hoạt động kinh doanh trở nên chuyên nghiệp và phát triển theo chuẩn mức quốc tế, thì vai trò của việc tặng quà cũng sẽ giảm xuống”, ông Doctoroff nói.
Cũng theo chuyên gia này, người tiêu dùng hàng hiệu ở Trung Quốc đang ngày càng sành sỏi hơn và đòi hỏi nhiều hơn. Ông Doctoroff cho rằng, nếu không hiểu được xu hướng này, các công ty đồ hiệu sẽ gặp khó.
“Người dùng đồ hiệu ở Trung Quốc rất sành sỏi so với kinh nghiệm chưa lâu của họ. Họ phải mua đồ hiệu với giá cao hơn nên họ thực sự tìm kiếm giá trị, không chỉ về chất lượng, mà còn cả thông điệp mà sản phẩm đó nói lên về họ. Họ ngày càng muốn những thứ đồ hiệu mang thông điệp ngầm, vì họ muốn thể hiện mình, nhưng là thể hiện một cách kín đáo”, ông Doctoroff nói.
Phương Anh
Theo CNBC
Theo CNBC