1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Quảng Trị:

Kiếm tiền triệu mỗi đêm từ việc bắt cá mú giống

(Dân trí) - Chỉ cần vài giờ thả lưới, ngư dân cũng có thể bắt được hàng ngàn con cá mú giống, người ít cũng từ 700 – 800 con, với giá thu mua hiện tại khoảng 1.000 – 1.200 đồng/con. Như vậy, mỗi đêm người dân cũng kiếm được tiền triệu từ cá mú.

Thời gian gần đây, cảng biển Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị trở nên khá nhộn nhịp, bởi có rất nhiều người tập trung về khu vực này để bắt cá mú con giống. Vào thời điểm hiện tại, cá mú đang bán được giá nên càng thu hút nhiều ngư dân đổ xô đi đánh bắt.

Thời điểm này đang là mùa sinh sản của cá mú nên có rất đông người đi đánh bắt 
Thời điểm này đang là mùa sinh sản của cá mú nên có rất đông người đi đánh bắt 

Chông đèn đi săn cá mú…

Chúng tôi có mặt tại cảng biển Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh lúc trời vừa sẩm tối. Thời điểm này đã có hàng chục ngư dân tập trung tại đây, chuẩn bị sẵn sàng mọi ngư, lưới cụ để dong thuyền đi bắt cá mú giống. 

Thời điểm này đang là mùa sinh sản của cá mú nên có rất đông người đi đánh bắt 
Khi nước lên, cá mú sẽ theo nước đi vào trong vùng cửa biển, người dân tận dụng thời điểm này để thả lưới

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Khi nghe tôi đề cập đến chuyện bắt cá mú, anh Lê Hoàng, một ngư dân còn khá trẻ cười hồ hởi vì mấy hôm nay trúng lớn. Anh Hoàng cho biết, giai đoạn này đang là mùa sinh sản của cá nên mới có nhiều cá mú con như vậy, chứ bình thường thì không. “Chốc nữa đi với chúng tôi, các anh sẽ biết rõ việc bắt cá diễn ra như thế nào?” – anh Hoàng nói.

Nhiều ngư dân tại đây cho biết, chỉ có vùng biển Cửa Tùng mới xuất hiện loại cá mú con như thế này. Cá mú giống thường chỉ tập trung ở vùng cửa biển, vào những khi nước lên thì cá đi thành đàn theo con nước vào sâu bên trong, đến khi nước xuống thì trở lại biển.
 
Còn theo ông Phan Văn Bình (ở khu phố 3, thị trấn Cửa Tùng) cho hay, cá thường xuất hiện vào khoảng tháng 10 hàng năm, vào những khi biển lặng. Khoảng lúc sẩm tối, nước dâng lên thì cá vào, đến khoảng 22h trở về sau thì không còn cá nữa.

Đang dở câu chuyện, anh Hoàng thúc dục chúng tôi lên thuyền: “Các anh muốn quay phim, chụp ảnh thì cứ lên thuyền đi với anh em tui. Tranh thủ lúc nước đang lên để thả lưới chứ khi nước xuống thì cá đi hết”. Sau khi giúp chúng tôi “yên vị” trên một chiếc thuyền thúng tròn, anh Hoàng dong thẳng thuyền ra phía cửa biển để bắt đầu hành trình bắt cá mú.

Khoảng 20h, cảng Cửa Tùng đã trở nên đông đúc bởi có rất nhiều người đi bắt cá mú. Những tiếng cười nói, tiếng gọi nhau càng làm tăng thêm không khí nhộn nhịp ở cảng biển.

Công cụ để bắt đầu chuyến đánh bắt gồm lưới và thuyền thúng
Công cụ để bắt đầu chuyến đánh bắt gồm lưới và thuyền thúng

Dụng cụ bắt cá mú của người dân khá đơn giản, chỉ cần một chiếc lưới, đan rất dày để có thể thu được những loài sinh vật nhỏ nhất (dân đi biển thường gọi là dạ). Vốn đã có kinh nghiệm nên anh Hoàng mất rất ít thời gian cho việc buông lưới. Anh Hoàng nói: “Mình chỉ cần thả lưới, rồi ngồi đợi khoảng 30 phút hoặc 1 giờ sau chờ nước xuống mới bắt đầu thu lưới. Nếu gặp luồng cá đi thì bắt được nhiều, còn không thì khoảng vài trăm con”.

Do có rất đông người đi bắt cá nên phao lưới nổi dày đặc trên mặt nước, lưới của người này thả sát lưới người kia. Đang buông tấm lưới xuống biển, ông Bình cho biết, mấy hôm nay người đi bắt cá mú giống càng đông hơn, lúc cao điểm cũng lên đến gần trăm người, lúc ít thì vài chục người.

Ông Bình kể: “Trung bình mỗi tối tui cũng bắt được khoảng 600 – 700 con, người nhiều nhất thì cũng khoảng trên 3.000 con cá mú giống. Bắt được bao nhiêu đều có thương lái thu mua tại chỗ”.

Khi đồng hồ điểm 21h30, cũng là lúc mực nước biển có dấu hiệu rút xuống, anh Hoàng và anh Phan Đông bắt đầu thu lưới lại để chờ bắt cá. Phía trên bờ đã có thương lái chờ sẵn, chỉ cần ngư dân phân loại xong là họ thua mua rồi đưa đi phân phối.

"Chỉ mất vài giờ cũng kiếm được tiền triệu"

Theo những ngư dân tại Cửa Tùng cho hay, chỉ cần khoảng vài giờ họ cũng có thể kiếm được vài trăm ngàn đồng, thậm chí gần một triệu đồng nhờ cá mú. Những người may mắn cũng có thể kiếm được vài triệu đồng, nếu bắt gặp cả đàn. Chính vì lợi nhuận thu được từ việc bắt cá mú giống khá cao nên nhiều người dân sẵn sàng bỏ công việc nhà để đi bắt.

Đang phân loại cá để nhập cho thương lái, anh Lê Văn Tuyến (ở khu phố An Đức 2, thị trấn Cửa Tùng) cho biết, cá mú giống còn rất nhỏ, chỉ bằng que tăm nên phải nhọc công sàng lọc, phân loại. Quan trọng là người nhặt cần phải kiên trì để khỏi bỏ sót cá trong mớ hỗn tạp.

Công cụ để bắt đầu chuyến đánh bắt gồm lưới và thuyền thúng
Sau khi đưa lên bờ, người dân sẽ tiến hành phân loại, tách riêng cá mú để vào xô nước rồi bán lại cho thương lái

Anh Tuyến kể, tối hôm trước anh bắt được hơn 1.000 con cá mú giống, theo giá thương lái thu mua hiện nay khoảng 1.000 – 1.200 đồng/con, nhờ thế anh thu được hơn 1 triệu đồng. Sau khi nhặt nhạnh cá để vào thau nước, anh Tuyến cho biết, hôm nay anh cũng đánh bắt được khoảng 600 con.

Theo lời các thương lái, cá mú con giống được cung ứng cho các hộ ngư dân nuôi cá mú thương phẩm tại các vùng nuôi ven biển trong tỉnh. Một số được vận chuyển đi các địa phương khác trong nước.

Sau khi thu gom mẻ lưới vừa thả, anh Đông phấn khởi cho biết, hôm nay anh bắt được trên 1.000 con. Với số cá này anh cũng bán được hơn một triệu đồng.

Công cụ để bắt đầu chuyến đánh bắt gồm lưới và thuyền thúng
Việc đánh bắt cá mú tạo được thu nhập cao cho nhiều người dân nhưng cũng đang khiến cho loại cá này nhanh chóng cạn kiệt

Những năm gần đây, cá mú được bán với giá rất cao trên thị trường. Nhận biết được giá trị kinh tế của loài cá này nên nhiều người dân đã đổ xô đi đánh bắt. Tuy nhiên, việc khai thác một cách ồ ạt, theo kiểu “tận diệt” như trên đang khiến cho loài cá này nhanh chóng bị cạn kiệt.

Đăng Đức
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm