1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

An Giang:

Kiếm bạc triệu mỗi giờ nhờ bắt ong rừng Bảy Núi

(Dân trí) - Không tính thời gian di chuyển thì chưa tới 1 giờ, nhóm bắt ong mật của anh Cương đã “tóm gọn” tổ ong to bằng cái nia, treo lơ lửng trên vách núi. Với tổ ong này, anh Khương vắt được 4 lít mật và phút chốc anh đã có 2 triệu đồng trong tay.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Tháng 5 sẽ IPO cảng biển lớn nhất miền Bắc

* Dự án nghìn tỷ, nợ từng bữa ăn, viên gạch

* Malaysia: Chuyển tập trung tìm máy bay mất tích sang eo Malacca

* Cách chức Chủ tịch, Tổng giám đốc, 21% vốn Cienco được bán cho nhà đầu tư chiến lược

* Lỗ triền miên, đối mặt cửa tử hủy niêm yết

Đến thị trấn Nhà Bàng (huyện Tịnh Biên) hỏi thăm vua bắt ong mật Nguyễn Văn Cương, hầu như người dân nào cũng biết đến. Và theo lời chỉ dẫn của người dân, VP Dân trí tìm đến nhà anh Cương, đúng lúc anh cùng mấy người họ hàng vừa đi bắt ong ở dưới chân núi Dài thuộc 4 xã của huyện Tri Tôn.

Anh Cương cho biết ở rừng U Minh có tới 15 loại ong rừng, còn miệt núi này chỉ có 3 loài cho mật, đó là ong mật, ong tầng và ong ruồi. Ong tầng thường sống trong hang đá, hốc đá hoặc bọng cây. Ong ruồi nhỏ con hơn, làm tổ trong các bụi rậm um tùm, hiền, ít đánh người. Còn ong mật thì thường làm tổ trên cao, bản tính rất hung tợn, một khi ổ bị động, chúng đánh hơi người rượt xa hằng mấy trăm mét mới chịu bỏ cuộc.

Một tổ ong tầng xây tổ ấm trong vách núi mà anh Cương chuẩn bị bắt

Một tổ ong tầng xây "tổ ấm" trong vách núi mà anh Cương chuẩn bị bắt

Nói về thời điểm hành nghề “ăn cơm dưới đất làm việc trên cây” , anh Cương cho biết, ông mật làm tổ nhiều nhất vào 1,2 tháng trước tết và kéo dài đến tháng 4 âm lịch hàng năm. Vào thời điểm này, thời tiết thuận lợi, cây cối phát triển ra hoa nhiều nên chất lượng mật ong tốt nhất so với các thời điểm khác trong năm. Do đó, thời điểm này nhiều khách hàng đặt cọc, mua mật nhưng không đủ mật cung cấp cho khách hàng.

Về dụng cụ hành nghề bắt ong mật, anh Cương cho biết chỉ cần hái ít lá cây rừng cùng với lá dừa khô hoặc cỏ khô rồi cuộn lại thành cây đuốc to bằng bắp chân. Khi gặp tổ ong, anh chỉ cần đốt đuốc lên, xong khói vào tổ ong. Ong gặp khói bay ra hết, lúc đó anh Cương chỉ việc chọn những sáp chứa mật để lấy. Riêng những sáp ong có con non, tuyệt nhiên anh không lấy mà để lại cho chúng sinh sôi phát triển.

Anh Cương chỉ dùng khói xông cho ong bay ra rồi lấy mật, không dùng lửa đốt chết ong

Anh Cương chỉ dùng khói xông cho ong bay ra rồi lấy mật, không dùng lửa đốt chết ong

Vừa vắt xong được 4 lít mật ong cũng là lúc khách hàng đến tận nhà anh thu gom với giá 500.000 đồng/lít. Như vậy nếu không tính thời gian cho việc di chuyển từ nhà đến tổ ong, chưa tới 1 giờ, anh Cương đã có 2 triệu đồng trong tay. Sau khi trừ đi tiền xăng, tiền công anh em trong đoàn đi bắt ong, anh Cương vẫn còn hơn 1 triệu đồng.

Theo anh Cương tổ ong anh vừa bắt chỉ ở mức trung bình, nhiều tổ lớn hơn cho từ 5 -7 lít mật

Theo anh Cương tổ ong anh vừa bắt chỉ ở mức trung bình, nhiều tổ lớn hơn cho từ 5 -7 lít mật

Dù đang “ăn nên làm ra” với nghề bắt ong rừng nhưng anh Cương buồn thiu cho biết: “Một hai năm gần đây, nhiều người ở địa phương tham gia bắt ong rừng theo cách tận diệt. Họ sẵn sàng dùng lửa, dùng thuốc xong cho ong chết hết rồi lấy mật, thậm chí họ còn lấy luôn cả ong non về ăn. Anh em tôi nhìn mà sốt cả ruột, vì săn bắt kiểu này mai mốt ong bỏ rừng đi hết.”

Cũng chính từ cách bắt ong theo kiểu tận diệt này, nên thời gian gần đây tổ ong mật xuất hiện trên các cánh rừng, nương rẫy ở các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn giảm đáng kể. Theo anh Cương cho biết vào thời điểm này năm rồi anh đã thu được trên 200 lít mật, còn bây giờ số lượng đã giảm hơn một nửa.

 

Nguyễn Hành

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm