1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Khó như làm thương hiệu sản phẩm mẹ và bé

(Dân trí) - Làm thương hiệu cho sản phẩm mẹ và bé luôn là thử thách khó khăn cho bất kỳ người làm marketing nào. Sự nhạy cảm và cẩn trọng của khách hàng với sản phẩm luôn là thử thách để người làm truyền thông thấu hiểu, truyền tải và chạm đến.

Khó như làm thương hiệu sản phẩm mẹ và bé - 1

Theo số liệu của hãng nghiên cứu Nielsen, cứ 10 hộ gia đình Việt Nam có hơn 1 hộ (12%) có trẻ em dưới 1 tuổi, đây là mức cao nhất trong khu vực và gấp hai lần mức trung bình toàn cầu là 5%. Hơn 19% hộ gia đình Việt có con từ 1-2 tuổi, so với chỉ mức 9% trên toàn cầu.

Số liệu của Tổng cục Dân số, năm 2016, Việt Nam có khoảng 7,5 triệu trẻ em từ 0-4 tuổi và hơn 10 triệu phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Thu nhập ngày càng tăng lên, việc chi tiêu dành cho trẻ em của các gia đình không ngừng tăng lên. Do đó, thị trường sản phẩm mẹ và bé của Việt Nam đang được tính toán với doanh số 7 tỷ USD/năm.

Thị trường hấp dẫn, nhưng cách để bất cứ một sản phẩm nào dành cho mẹ và bé được khách hàng chấp nhận lại là một câu chuyện khác. Nguyên nhân bởi sản phẩm dành cho mẹ và bé có tính đặc thù rất cao.

Cha mẹ có thể chấp nhận hàng hóa chất lượng không quá tốt, nhưng luôn cố gắng dành những điều tốt đẹp nhất cho con mình. Đó là chưa kể sản phẩm phải thực sự an toàn, thân thiện, tin tưởng. Đó cũng chính là những cái khó của việc làm thương hiệu và marketing của dòng sản phẩm này.

Theo chuyên gia Marketing Phạm Vũ Tùng, các thương hiệu Việt Nam đang phải cạnh tranh rất lớn với các thương hiệu nước ngoài, trong đó có cả chính hãng và xách tay. Khi cạnh tranh, thương hiệu mẹ và bé phải cạnh tranh rất lớn với ngân sách khổng lồ dành cho quảng cáo của nhãn hiệu ngoại.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh các doanh nghiệp Việt vẫn có thể thành công nếu làm một cách bài bản. Ông dẫn ví vụ về các làm của thương hiệu Mamamy chuyên sản xuất các sản phẩm an toàn cho trẻ như khăn giấy ướt, bọt tắm gội thiên nhiên, nước giặt xả thiên nhiên… Mamamy đã thành công trong việc làm một số chương trình rất thành công và bài bản như “Vùng đất tò mò” và “Chào con đến với bố mẹ”.

Vùng Đất Tò Mò - Sân chơi sáng tạo dành cho trẻ
Vùng Đất Tò Mò - Sân chơi sáng tạo dành cho trẻ

Rõ ràng Mamamy đều thông qua các chương trình hướng đến mẹ và bé, đấy là một sự đầu tư đúng của thương hiệu, một hướng đi tốt. Ông nhấn mạnh việc chọn cách làm thương hiệu theo cách văn hóa của Mamamy là khó và dũng cảm, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm được. Và cũng phải rất dài hạn mới có thể thấy được hiệu quả.

“Những người mộng mơ họ muốn xây dựng một thương hiệu đẹp, cái này xây rất lâu và phải dũng cảm. Chúng tôi thấy được sự dũng cảm của Mamamy. Ít có thương hiệu nào làm chiến dịch đẹp như thế, mà không hướng vào một mục tiêu cụ thể”, ông chia sẻ.

Chuyên gia Phan Hải, Giám đốc Xanh Marketing, cho rằng làm thương hiệu cho mẹ và bé vừa khó lại vừa dễ. Dễ ở chỗ digital Marketing cho phép tất cả các nhãn hàng chủ động hơn trong việc tiếp cận khách hàng với nhiều cách thể hiện mới mẻ, với nhiều mức ngân sách.

Chào con đến với bố mẹ - triển lãm đường phố có quy mô chưa từng có tại Việt Nam do Mamamy thực hiện
Chào con đến với bố mẹ - triển lãm đường phố có quy mô chưa từng có tại Việt Nam do Mamamy thực hiện

Tuy nhiên, làm thương hiệu mẹ và bé khó vì khi sân chơi có nhiều đối tượng tham gia hơn thì mọi thứ sẽ quay lại với việc câu chuyện của ai sẽ hấp dẫn hơn, thú vị, đáng chú ý hơn và giúp công chúng nhớ lâu hơn.

“Khó để nói là điều gì nên hay không nên, chỉ có người phát triển nhãn hàng, trực tiếp làm sản phẩm mới hiểu là khách hàng của mình thật sự mong muốn và kỳ vọng điều gì. Và dù thế nào, giá trị của nhãn hàng và công chúng khi giống nhau sẽ tạo ra sức hút và cảm tình”, ông nói.

Từ đó, ông dẫn ví dụ về cách làm của Mamamy với sự thấu hiểu khách hàng mong muốn điều gì, hướng đến những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, và cũng là điều khách hàng cảm nhận được.

“Cuối cùng thì con người đều mong muốn được sống tốt đẹp và hạnh phúc, bản chất của ngành truyền thông quảng cáo là kể về hạnh phúc và những khoảnh khắc diệu kỳ làm nên hạnh phúc. Câu chuyện của nhãn hàng nếu kể đúng vào điều mà công chúng mong muốn, sẽ giúp cho mối quan hệ giữa hai bên trở nên hiểu nhau hơn”, ông nói.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm