Kho báu tiền tỉ của “ông vua” đồ cổ người Thái
(Dân trí) - Từ một thành niên miền xuôi đam mê khám phá rừng núi, Kiều Văn Kiên đã cất công đi sưu tập và xây dựng được hẳn một bảo tàng đồ cổ người Thái trị giá hàng chục tỉ đồng.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: |
Nói chuyện với phóng viên, anh Kiên bảo rằng, anh vốn là một chàng trai quê ở Thạch Thất, Hà Nội. Từ hồi còn học phổ thông cho đến khi lên đại học, anh luôn có sở thích được đi đây đi đó nên cứ dịp nào được nghỉ dài ngày anh lại rủ bạn bè hoặc một mình vác ba lô đi chu du trên những cung đường của miền núi Tây Bắc. Cái đẹp hoang sơ của núi rừng và con người miền sơn cước luôn hấp dẫn anh.
Anh Kiên bên kho báu cổ vật của mình
Thế rồi, nhờ cái sự “duyên kỳ ngộ” sắp đặt, anh Kiên tình cờ đã quen với cô gái người dân tộc Thái là Khà Thị Lê (ở xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu, Hòa Bình). Sau một thời gian quen biết, anh Kiên đã đem lòng yêu say đắm và tiến tới kết hôn với cô gái Khà Thị Lê. Một phần vì muốn chiều vợ, một phần vì thích được khám phá những phong tục của đồng bào dân tộc, anh Kiên đã cùng vợ lên định cư hẳn ở Hòa Bình.
Những pho sách cổ của người Thái
Cồng, chiêng, trống của người Thái cổ xưa
Do khác nhau về dân tộc, vùng miền, nênban đầu, anh Kiên phải tìm hiểu phong tục, tập quán, văn hóa của người Thái để ứng xử với nhà vợ cho phải đạo, đúng lễ nghĩa. Anh học tiếng nói, chữ viết của người Thái và dành nhiều thời gian tìm hiểu về cuộc sống của người dân.
Trong lần đến chơi nhà người bác của vợ, anh Kiên bỗng bị thu hút bởi môt số đồ dùng săn bắn để trên gác bếp. Tò mò, anh xin phép gia chủ được xem vàtấm tắc khen đẹp.
Chủ nhà thấy anh thích thú với những thứ đồ cũ ấy thì tặng luôn cho anh bởi với chủ nhà, những thứ đó chỉ làm chật thêm gác bếp. Thật không ngờ, đó là những vật được làm cách đây mấy chục năm và bây giờ gần như đã không còn gia đình nào lưu giữ được nữa.
Răng voi hóa thạch hàng nghìn năm
Anh hiểu được giá trị của những đồ vật hiếm hoi, đồng thời chứng kiến vô số đồ vật cổ của người Thái bị những tay đi buôn thu mua để về xuôi để bán, chưa kể nguy cơ tiềm ẩn từ đội quân thu mua phế liệu vẫn len lỏi tới các bản làng mua những vật dụng cũ của người dân và không ít trong số đó lại là những thứ đồ chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc của người Thái.
Ý nghĩ sưu tập những cổ vật của người Thái Mai Châu chợt nảy sinh đã thôi thúc anh Kiên tới các bản làng vùng sâu, vùng xa tìm mua lại những đồ vật cũ, cổ của người Thái.
Sau quãng thời gian đi sưu tầm đồ vật cổ của người Thái, tới năm 2010, anh Kiên đã xin phép phía chính quyền địa phương và dựng nên bảo tàng văn hóa Thái để làm nơi trưng bày, giới thiệu nền văn hóa dân tộc Thái cho mọi người cùng được biết, đồng thời cũng góp phần to lớn thúc đẩy du lịch ở Mai Châu, Hòa Bình.
Đa số những cổ vật anh sưu tập được là những dụng cụ gắn bó với sinh hoạt hàng ngày của người Thái ngày xưa như: Đèn đất, đèn soi, đèn đi tuần của quan lang thời trước; bộ đồ cúng của thầy mo gồm áo làm phép, trống, chiêng, lịch của thầy mo đi cúng.
Vật dụng cổ của người dân tộc Thái
“Hữu xạ tự nhiên hương”, bảo tàng của anh Kiên kể từ khi lập ra đã có hàng trăm lượt du khách trong và ngoài nước tìm đến và nhiều người đã không khỏi ngạc nhiên khi được nhìn thấy những cổ vật xa xưa đầy tính sáng tạo của ông cha. Nhiều người giàu có cũng tìm tới hỏi mua lại “kho báu” của anh Kiên với giá lên tới hàng chục tỉ nhằm chuyển về dưới xuôi để kinh doanh.