Khi doanh nghiệp bảo hiểm bước chân vào thương mại điện tử
Mua bán online không còn là một xu hướng mới mà đã thực sự trở thành một kênh phân phối hiệu quả cho các doanh nghiệp trong đó có bảo hiểm để quảng bá hình ảnh và kinh doanh sản phẩm. Tuy nhiên sự thành công không phải đến với tất cả các Doanh nghiệp.
Mua bán online đang ngày trở nên quen thuộc đối với người dân bởi sự phát triển không ngừng của internet. Hành vi này thâm nhập tới từng cá thể thông qua nhiều phương thức đa dạng như máy tính, smartphone... Một số thống kê gần đây cho thấy con người ngày một chi nhiều hơn cho mua sắm trực tuyến. Số tiền mà người Việt trả cho việc mua sắm online là khoảng 120 USD/năm, bằng 30% so với Indonesia và bằng 18% so với quốc gia láng giềng Trung Quốc.
Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo theo việc cắt giảm nhân sự, chi phí thuê mặt bằng... của nhiều doanh nghiệp khiến các nhà quản lý tích cực chuyển sang nhiều cách bán hàng tiết kiệm lại hiệu quả hơn như thương mại điện tử. Tuy nhiên, con số 77% số người được hỏi lo ngại về việc mua phải sản phẩm kém chất lượng hoặc không hài lòng về mức giá niêm yết trên các kênh mua sắm cũng là bài toán nan giải cho cả người mua lẫn người bán trong cuộc kinh doanh loại hình mới này.
Bản lĩnh của doanh nghiệp
Nếu như trước kia tham gia thương mại điện tử chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng nhanh như thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm, đồ gia dụng ... dễ mua với giá thành vừa phải thì nay hầu như tất cả các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống con người như dịch vụ y tế hay bảo hiểm cũngđều có thể được mua bán online.
Mặc dù con số này chỉ chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong cơ cấu doanh thu tổng thể của doanh nghiệp nhưng đã đánh dấu những nỗ lực tạo ra sự tiện lợi và chất lượng dịch vụ tốt như đơn giản hóa các bước đăng ký mua bảo hiểm; không bắt buộc khách hàng phải đăng ký tài khoản trên website; bảo hiểm của khách hàng sẽ có hiệu lực ngay sau khi thanh toán phí và được Bảo hiểm PVI chấp nhận bảo hiểm….