1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Xét xử đại án tham nhũng Huyền Như và đồng phạm:

Huyền Như luôn mồm kêu "không biết, không nhớ"

(Dân trí) - Chiều 10/1, trong lúc đang xét hỏi, bị cáo Phạm Văn Chí, người bị truy tố về tội: “Cho vay nặng lãi” trong vụ án “siêu lừa” Huyền Như đã xin phép chủ tọa cho mình đến bệnh viện chăm sóc mẹ đang ốm nặng. Thỉnh cầu này được HĐXX chấp thuận.

Theo cáo trạng, bị cáo Phạm Văn Chí (SN 1977, quê Tiền Giang, trú tại Q.8, TPHCM) bị truy tố về tội: “Cho vay nặng lãi” theo khoản 2, Điều 163 Bộ Luật Hình sự.

Phạm Văn Chí là bạn học cùng thời Đại học với Huỳnh Thị Huyền Như. Tháng 8/2008, Như đặt vấn đề vay tiền của Chí nhưng Chí không có tiền thì Như mượn sổ đỏ căn nhà số 54/18C, KP2, P.Tân Thuận, Q.7, TPHCM mang đi thế chấp để vay tiền. Sau 6 tháng mượn sổ, Như báo với Chí là dung căn nhà đi thế chấp và vay được 3 tỷ đồng. Sau đó, Như thỏa thuận sẽ trả lãi cho Chí từ 0,2-0,3%/ngày. Đến nay, Chí xác định Như còn nợ Chí 12 tỷ đồng và căn nhà đang thế chấp vẫn chưa được trả lại.

Huyền Như vẫn điệp khúc không nhớ, không biết, không trả lời trước các câu hỏi của luật sư

Huyền Như vẫn điệp khúc không nhớ, không biết, không trả lời trước các câu hỏi của luật sư

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Thẩm phán trong phiên xử Dương Tự Trọng: Tòa chưa thể đi xa hơn về nội dung Dương Chí Dũng khai "hối lộ"

Thủ tướng yêu cầu thay lãnh đạo doanh nghiệp chậm cổ phần hóa

Mặt bằng bán lẻ cạnh tranh với nhà mặt phố

Nữ đại gia xinh đẹp cho vay lãi suất “cắt cổ” trong vụ án Huyền Như

Ngoài ra, theo lời khai của Như thì Chí còn giới thiệu Trần Thị Nhất cho Như vay tiền với lãi suất 0,2-0,3%/ngày. Chí được hưởng chênh lệch 0,05%/ngày. Như nhờ Chí quản lý sổ sách và giao dịch với Nhất. Hiện nay, Như còn nợ Nhất khoảng 72 tỷ đồng.

Trong vụ án này, bị cáo Phạm Văn Chí được tại ngoại. Tất cả các buổi xét xử trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa, bị cáo này đều đến trình diện đúng giờ. Tuy nhiên, trong chiều 10/1, Chí đã xin HĐXX cho về sớm để vào bệnh viện chăm sóc mẹ là bà Nguyễn Thị Chư (SN 1934) đang bị bệnh nặng. Trước đề nghị này của bị cáo, Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán Nguyễn Đức Sáu đã chấp thuận cho Chí về và yêu cầu trong ngày xử kế tiếp (thứ 2, ngày 13/1) có mặt đúng giờ.

Luật sư ACB lại đề nghị triệu tập lãnh đạo Vietinbank

Trở lại diễn biến phiên tòa, sáng 10/1, luật sư Lưu Văn Tám, người bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB cho rằng người đại diện của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Vietinbank chưa trả lời thỏa đáng các câu hỏi của luật sư. Do đó, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của ACB trong vụ án này, luật sư của ACB đã tiếp tục đề nghị tòa cho triệu tập lãnh đạo Vietinbank để trả lời chất vấn trực tiếp.
 
Trước đó, một lãnh đạo Vietinbank đã trả lời trên một tờ báo về vụ án, mà luật sư ACB cho rằng không chính xác. Tuy nhiên, HĐXX đã từ chối yêu cầu này của luật sư đại diện ACB và cho rằng, đại diện Vietinbank đã có mặt tại tòa, sẽ chịu trách nhiệm trả lời các câu hỏi của luật sư.

Trong phiên xét hỏi, các luật sư vẫn xoay quanh cách tính lãi suất chênh lệch và phương thức thanh toán nhưng Huỳnh Thị Huyền Như vẫn từ chối các câu hỏi và cho rằng mình đã trình bày trong tài liệu của quan cảnh sát điều tra. “Các luật sư hỏi quá nhiều câu hỏi như vậy, bị cáo không thể đảm bảo sức khỏe và tinh thần đứng đây để suy nghĩ trả lời hết được nên xin không trả lời những vấn đề đã trả lời trong quá trình điều tra”, Huyền Như thẳng thừng đối đáp lại các luật sư.

“Điệp khúc”: không nhớ, không biết, không trả lời… được bị cáo Huyền Như nhắc đi nhắc lại nhiều lần trước các câu hỏi của luật sư. Lý giải cho “điệp khúc” này, Huyền Như cho rằng bây giờ mình không còn là nhân viên ngân hàng, thời gian đã quá lâu nên không trả lời vào từng tình tiết cụ thể như vậy.

Huyền Như vẫn điệp khúc không nhớ, không biết, không trả lời trước các câu hỏi của luật sư

Bị cáo Nguyễn Thiên Lý (bị truy tố tội “Cho vay nặng lãi”) cũng trả lời trước tòa rằng cần xem xét lại việc kê biên tài sản của mình trong quá trình điều tra. Cụ thể, Thiên Lý cho biết, việc cơ quan điều tra phong tỏa sổ tiết kiệm của Thiên Lý do cháu của mình là Nguyễn Thị Kim Bình đứng tên tại Ngân hàng ACB, chi nhánh TPHCM, số tiền hơn 19 tỷ đồng và 1 chiếc xe Honda Civic màu xám bạc, trị giá 520 triệu đồng là không đúng.

Vì số tiết kiệm này không phải của Lý mà thuộc quyền sở hữu của cháu mình. Còn chiếc xe thì Lý mua trước khi quen và làm ăn với Huyền Như nên không liên quan đến vụ án.

Công Quang - Trung Kiên

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước