1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Hút hàng tỷ đô vào khu kinh tế Đông Nam, Quảng Trị sẽ thành trung tâm nhiệt điện của miền Trung

(Dân trí) - Quảng Trị đang âm thầm hút hàng tỉ đô từ các tập đoàn lớn vào lĩnh vực điện khí, nhiệt điện và công nghiệp đa ngành tại khu Kinh tế Đông Nam. Năm 2019, đang được các chuyên gia nghiên cứu vĩ mô nhận định sẽ là năm bản lề cho Quảng Trị bứt tốc.

Khu kinh tế Đông Nam – Quảng Trị được thành lập theo Quyết định số 42/2015/QĐ-TTg ngày 16/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1936/QĐ-TTg ngày 11/10/2016 thiết lập Quy hoạch chung xây đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Khu kinh tế Đông Nam có tổng diện tích: 23.792 ha, bao gồm 17 xã, thị trấn thuộc 3 huyện: Triệu Phong, Hải Lăng và Gio Linh -  tỉnh Quảng Trị với Các khu chức năng động lực: 1. Khu phi thuế quan, 275 ha; 2. Khu cảng biển Mỹ Thủy, 955ha (Trong đó: Diện tích đất sử dụng xây dựng cảng Mỹ Thủy là 685ha); 3. Khu trung tâm nhiệt điện Quảng Trị, 650ha; 4. Các KCN đa ngành, kho tàng, 1.352ha; 5. Các khu trung tâm (Trung tâm công cộng, điều hành quản lý), 110ha và 6. Các khu, dịch vụ du lịch, 471 ha.


Hút hàng tỷ đô vào khu kinh tế Đông Nam, Quảng Trị sẽ thành trung tâm nhiệt điện của miền Trung - Ảnh 1.

Vị trí và quy mô quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam – Quảng Trị


Khu kinh tế Đông Nam kết nối với tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây dài 1.450 km, đi qua 4 nước, bắt đầu từ Mianmar, Thái Lan, Lào đến Việt Nam qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo và là cửa ngõ hướng ra biển Đông qua cảng Cửa Việt, cảng Mỹ Thủy. Có giao thông thuận lợi cả đường bộ, đường biển, đường sắt.

Trong 02 năm gần đây, với chính sách ưu đãi hấp dẫn các nhà đầu tư, Khu kinh tế Đông Nam đã Thu hút được hàng chục dự án lớn của các tập đoàn trong và ngoài nước đến khảo sát và xúc tiến triển khai, đặc biệt là các tập đoàn đầu tư về Năng lượng nhiệt điện, điện khí và Công nghiệp sản xuất chế tạo.

Hút hàng tỷ đô vào khu kinh tế Đông Nam, Quảng Trị sẽ thành trung tâm nhiệt điện của miền Trung - Ảnh 2.

Tiềm năng khai thác khí ngoài khơi biển Đông Việt Nam với trữ lượng khoảng 15 - 20 tỷ m3 (Mỏ Báo vàng và Mỏ Voi xanh) (ảnh minh họa)


Năm 2017, Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã làm việc với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Nga (Gazprom), ký văn bản ghi nhớ với tập đoàn này và đưa vào chương trình nghị sự của Chính phủ 2 nước để có phương án đưa khí từ mỏ Báo Vàng. Ngày 2/8/2018, PVN, Công ty Gazprom (Nga) và UBND tỉnh Quảng Trị đã nhất trí sớm triển khai xây dựng nhà máy điện khí tại KCN Đông Nam tỉnh Quảng Trị; khí được lấy từ mỏ Báo Vàng tại lô 112 cách đất liền khoảng 100 km vào Khu kinh tế Đông Nam với tổng số vốn đầu tư gần 6.922 tỷ đồng. "Nếu đưa được lượng khí đó, dự kiến có 16-17 tỷ m3, sẽ hình thành nhà máy phát điện cỡ 400-450MW. Nhưng điều đáng mừng là trữ lượng khí ở khu vực đó, như khảo sát của Nga cho rằng, còn gấp 10 lần như vậy. Nếu đầu tư vào đây thì phải khảo sát tìm thêm nguồn khí ở khu vực đó để đầu tư thêm chứ không dừng lại ở 400MW", ông Nguyễn Quân Chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị tiết lộ.

Trước đó, Công ty Gazprom tự bỏ tiền thăm dò trữ lượng khí tại 2 mỏ Báo Vàng, Báo Đen. Kết quả thăm dò cho thấy, tổng trữ lượng là 57,88 tỷ m3. Riêng các lô từ 111-113 có trữ lượng khoảng 1,5 tỷ m3. Ngày 16/11/2018 Bộ Công Thương có Văn bản số 9362/BCT-ĐL chấp thuận bổ sung Dự án nhà máy Quảng Trị công suất 340MW vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh, dự kiến đưa vào vận hành vào năm 2023 – 2024 phù hợp vời tiến độ của mỏ khí Báo Vàng.

Hút hàng tỷ đô vào khu kinh tế Đông Nam, Quảng Trị sẽ thành trung tâm nhiệt điện của miền Trung - Ảnh 3.

Nhà máy nhiệt điện (ảnh minh họa)


Về nhiệt điện, Công ty Điện lực Quốc Tế Thái Lan Egati - chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện Quảng Trị 1 sẽ xây dựng một nhà máy nhiệt điện đốt than sử dụng công nghệ trên siêu tới hạn (Ultra Super Critical – USC), với tổng công suất đặt 1.320MW (công suất thô), gồm 02 tổ máy, công suất mỗi tổ máy 660MW và các hệ thống đồng bộ với tổ máy. Nhà máy này được xây dựng tại Khu kinh tế Đông Nam, dự kiến khởi công giữa năm 2019. Vốn đầu tư khoảng 55.093 tỷ đồng (tương đương khoảng 2,515 tỷ USD)

Hút hàng tỷ đô vào khu kinh tế Đông Nam, Quảng Trị sẽ thành trung tâm nhiệt điện của miền Trung - Ảnh 4.

Nhiệt điện Quảng Trị 2 được đầu tư bởi Liên doanh Cty TNHH diện lực Miền Tây Hàn Quốc - Cty TNHH ÐTPT DVXD Việt Nam – Cty TNHH Rich & Wise theo hình thức đầu tư BOT, công suất 1.200MW bao gồm 02 tổ máy 600MW. Công nghệ áp dụng: Lò hơi đốt than phun, đốt trực tiếp, thông số hơi trên siêu tới hạn hiệu suất cao. Các hệ thống xử lý môi trường gồm có thiết bị lọc bụi tĩnh điện ESP lắp đặt cho mỗi lò hơi, hệ thống khử Sox sử dụng FGD nước biển (dự kiến), vòi đốt than Nox thấp tiên tiến, hệ thống xử lý nước và nước thải, ống khói, bãi thải tro xỉ (theo công nghệ tiên tiến nhất của Châu Âu, Nhật Bản). Diện tích đất dự kiến 174,373ha. Tổng vốn đầu tư dự kiến 2,278 tỷ USD. Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị ngày 17/5/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kết luận bổ sung dự án Nhà máy nhiệt điện than Quảng Trị 2 vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VII điều chỉnh).

Với 02 nhà máy nhiệt điện trên thể hiện rõ định hướng của Quảng Trị để biến nơi đây thành Trung tâm Nhiệt điện của miền Trung. Khi đi vào hoạt động, thì mỗi MW phát đủ điện mỗi năm có 1 tỷ đồng. Hai nhà máy có 2.500 tỷ đồng/năm, trong khi nhu cầu nhiệt điện Việt Nam vẫn cần 57%. Nhà máy sẽ áp dụng công nghệ siêu trên tới hạn, công nghệ tốt nhất Việt Nam hiện nay.

Ngoài ra còn có nhà máy nhiệt điện mặt trời LIG-Quảng Trị với công suất thiết kế: 49,5 MWp; sản luợng diện: 67.960 MWh/năm dô Công ty cổ phần Licogi 13 đầu tư 1.200.000.000, Dự kiến khởi công Quý I/2019

Các ông lớn phát triển bất động sản nhập cuộc

Nắm bắt nhanh thời cơ, các tập đoàn Bất động sản cũng nhanh chóng nhập cuộc vào Quảng Trị nhằm phát triển các sản phẩm Bất động sản nghỉ dưỡng và giải trí phục vụ hàng ngàn chuyên gia, quản lý cấp cao. công nhân trình độ cao đến Việt Nam làm việc và khai thác du lịch biển đảo, đặc biệt là khu vực ven biển Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy hứa hẹn tạo nên sự tăng trưởng đột biến cho vùng đất giàu tiềm năng này. Thống kê sơ bộ, nửa đầu năm 2019, Quảng Trị sẽ bùng nổ với 6 dự dự án cung ứng ra thị trường gần 3.000 căn hộ, villa với các tên tuổi như tập đoàn như FLC, TTC, AE Corp, TMS, Pagas, Apec Corp, Ánh Dương Group … với tổng vốn đầu tư khoảng một tỷ đô.

Hút hàng tỷ đô vào khu kinh tế Đông Nam, Quảng Trị sẽ thành trung tâm nhiệt điện của miền Trung - Ảnh 5.

AE Resort Cửa Tùng, Quảng Trị là phức hợp giải trí và nghỉ dưỡng, sở hữu chiều dài mặt biển lên đến 1.2km, có quy mô hơn 36 ha với tổng vốn đầu tư gần 2,000 tỷ đồng của tập đoàn AE là dự án đầu tiên sắp khởi công đầu năm 2019 (www.aeresort.net)


Những dự án của các tập đoàn trong và ngoài nước sẽ khiến Quảng Trị nhanh chóng lột xác trong thời gian ngắn, trở thành những thị trường mới nổi phát triển đầy tiềm năng, đem lại cơ hội lớn cho các nhà đầu tư tiên phong.