1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Hội nghị Khởi nghiệp Châu Á: Chỉ khởi nghiệp khi đã tích luỹ

“Khó khăn, thậm chí thất bại chính là những bài học quý giá nhất. Nhưng đừng nên đặt hết sổ đỏ của gia đình vào startup đầu tiên. Bạn cần hạn chế rủi ro”, TS. Phạm Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica chia sẻ tại Hội nghị Khởi nghiệp châu Á 2014.

TS. Phạm Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica đã có chia sẻ tại Hội nghị Khởi nghiệp châu Á 2014 (Startup Asia Jakarta 2014) trước 1700 khách mời từ 27 nước châu Á Thái Bình Dương và châu Âu, trong đó có hơn 100 nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ Internet và Mobile ngày 26/11 vừa qua tại Jakarta, Indonesia.

Câu chuyện của TS. Phạm Minh Tuấn và các diễn giả xoay quanh các nét chung và riêng của các cộng đồng khởi nghiệp trong khu vực, trong đó có điểm tương đồng thú vị là đa số người khởi nghiệp thành công trong ngành Internet đều đã tích luỹ khá nhiều về kinh nghiệm, kỹ năng, tài chính, nhân sự và quan hệ.

TS. Phạm Minh Tuấn chia sẻ tại Hội nghị Khởi nghiệp châu Á 2014 (Startup Asia Jakarta 2014)
TS. Phạm Minh Tuấn chia sẻ tại Hội nghị Khởi nghiệp châu Á 2014 (Startup Asia Jakarta 2014)

Startup Asia là hội nghị thường niên do tạp chí hàng đầu Châu Á về khởi nghiêp Techinasia tổ chức. Góp mặt tại hội nghị năm nay có các diễn giả đặc biệt như tác giả Angry Bird Peter Vesterbacka, Phó Chủ tịch Xiaomi Global Hugo Barra, Giám đốc kinh doanh Twitter Rick Mulia…

TS. Phạm Minh Tuấn chia sẻ tại Hội nghị Khởi nghiệp châu Á 2014 (Startup Asia Jakarta 2014)
TS. Phạm Minh Tuấn thuyết trình cùng các đại biểu đến từ Philippines và Thái Lan (Ảnh: Tech in Asia)

“Chúng tôi mời đại diện Topica làm diễn giả với vai trò là một tổ hợp công nghệ giáo dục đã khởi nghiệp thành công trong nước và dần đầu về lĩnh vực này trong khu vực. Đây cũng là đơn vị có nhiều kinh nghiệm tham quan, gặp gỡ, các công trình nghiên cứu về thị trường của nhiều nước." - bà Gwendolyn Regina Tan, Giám đốc Phát triển kinh doanh châu Á Thái Bình Dương của TechinAsia, đại diện BTC cho biết.

TS. Phạm Minh Tuấn chia sẻ tại Hội nghị Khởi nghiệp châu Á 2014 (Startup Asia Jakarta 2014)
Sự kiện có sự góp mặt của 1700 khách mời từ 27 nước châu Á Thái Bình Dương và châu Âu (Ảnh: Tech in Asia)

Đông Nam Á: Khởi nghiệp khi đã tích luỹ

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Trong toạ đàm, ông Paul Rivera, Founder và CEO của Kalibrr, Phillipines cho biết: "Những cá nhân khởi nghiệp tại Philippines hầu hết đều từ 30 tuổi trở lên và là người nước ngoài. Các doanh nhân trẻ hơn không có nhiều kinh nghiệm thực tế nên chưa tạo được nhiều dấu ấn". Đồng quan điểm, ông Patai Padungtin, Giám đốc của công ty Builk chia sẻ: "Thế hệ các bạn trẻ hiện nay tuy rất nhiệt tình và hăng hái nhưng chưa nhiều người trong số họ thành công khi khởi nghiệp. Những người thành công nhất ở Thái Lan đều trên 30 tuổi".

Trong khi đó, chia sẻ về cộng đồng khởi nghiệp của Việt Nam, TS. Phạm Minh Tuấn khẳng định: Tuy gặp nhiều khó khăn sóng gió, nhưng các Startup Việt Nam vẫn ngày càng được các nhà đầu tư trong ngoài nước quan tâm.

Từ 2012-2013 mỗi năm có khoảng 24-25 thương vụ đầu tư mạo hiểm cho các Startup, và năm 2014 tính đến tháng 10 có khoảng 20 thương vụ.

Khác với ở Mỹ hay các nước phát triển khác, nơi mà nhiều nhà sáng lập Startup bắt đầu ngay khi còn ngồi ghế nhà trường, ở Việt Nam để thành công cần tích luỹ nhiều hơn. Trong số Top 20 công ty “Khởi nghiệp Internet” ở Việt Nam, độ tuổi trung bình của các nhà sáng lập khi bắt đầu gây dựng công ty là 28,5; 65% trong số họ đã khởi nghiệp ít nhất 2 lần trước đó, hoặc làm việc từ 2 doanh nghiệp trở lên.

Ngoài ra, ông Tuấn cũng chia sẻ về xu thế các startup Việt Nam đầu tư, mở rộng hoạt động sang các nước Đông Nam Á như Appota, Cleverads, Hisella, Topica…

“Nếu bạn cảm thấy nhiệt huyết muốn bắt tay vào startup ngay, hãy cứ mạnh dạn bất kể ở độ tuổi nào, dù sẽ có rất nhiều người khuyên ngăn bạn.” – ông Phạm Minh Tuấn chia sẻ - “Khó khăn, thậm chí thất bại chính là những bài học quý giá nhất. Tuy nhiên, đừng nên đặt hết sổ đỏ của gia đình vào startup đầu tiên. Nói cách khác, bạn cần hạn chế rủi ro”

Giải bài toán “Tích luỹ” cho Startup

Làm sao để startup có thể “tích luỹ” kinh nghiệm nhanh và hiệu quả nhất? Ông Phạm Minh Tuấn gợi ý: “Có một cách là tham gia các khoá huấn luyện khởi nghiệp, hay các vườn ươm doanh nghiệp. Tuy nhiên cần tìm những nơi làm thực sự hiệu quả, và bản thân bạn cũng cần có độ chín nhất định”.

Hiện tại, khoá Huấn luyện khởi nghiệp Topica Founder Institute là chương trình duy nhất ở Việt Nam có các startup tốt nghiệp đã nhận vốn đầu tư hàng triệu USD. Từ 2012-2014, học viên 3 khoá của TFI đã được đầu tư tổng cộng gần 10 triệu USD, trong đó có 3S, Antoree, Appota, Deltaviet, Uplevo, Vlance, Yton, Morbling.

TS. Phạm Minh Tuấn chia sẻ tại Hội nghị Khởi nghiệp châu Á 2014 (Startup Asia Jakarta 2014)
Từ 2012-2014, các Startup Việt Nam - học viên 3 khoá của TFI đã được đầu tư tổng cộng gần 10 triệu USD

Ngoài TFI, Topica Uni hiện đang cung cấp công nghệ và dịch vụ cho các chương trình Cử nhân trực tuyến chất lượng cao của 5 trường đại học ở Việt Nam và trường ĐH lớn nhất Philippines, và phát triển chương trình luyện nói tiếng Anh trực tuyến Topica Native với 100% giáo viên Âu Mỹ Úc và các tiết học tuỳ chọn liên tục từ 8-23h hàng ngày.

“Một cách khác để chuẩn bị trước khi khởi nghiệp là ‘đầu quân’ cho một đơn vị nào đó mà bạn thấy có thể học hỏi được nhiều nhất, và cơ chế đãi ngộ cũng phù hợp.” - TS Phạm Minh Tuấn gợi ý.

Tổ hợp giáo dục trực tuyến Topica của TS Tuấn là một nơi tốt để bắt đầu. Với quy mô hơn 500 nhân viên không còn được coi là công ty nhỏ, Topica vẫn duy trì khá thành công “Văn hoá Startup” trong nội bộ để khuyến khích sáng tạo, và tạo đất “dụng võ” cho các Startup tương lai.

TS. Phạm Minh Tuấn từng chia sẻ về E-learning và start up tại Hội nghị kinh tế toàn cầu GES 2014
TS. Phạm Minh Tuấn từng chia sẻ về E-learning và start up tại Hội nghị kinh tế toàn cầu GES 2014

Sau những năm tháng tôi luyện, tích luỹ, có những người tiếp tục con đường startup của mình: Anh Cao Công Minh, nguyên Giám đốc Marketing của Topica Uni, hiện nay là sáng lập viên của OnSchool.vn. Có những người khác chọn con đường gắn bó và thành công với Topica: Anh Dương Hữu Quang, sau khi thử sức với startup riêng của mình, và sau 5 năm tôi luyện với Topica, hiện nay giữ vị trí CEO của Topica Native. Anh Nguyễn Quốc Bình, đồng sáng lập các startup Ig9 và 6ix, hiện là Giám đốc Marketing của Topica Native.

Anh Nguyễn Khôi, sáng lập Volcano Vietnam, hiện là quyền Giám đốc Topica Memo cho biết: “Cá nhân tôi cảm thấy cần thêm vài năm để tích luỹ và chuẩn bị cho cuộc chơi khốc liệt của startup, và tôi tìm thấy ở Topica môi trường tốt để phát huy khả năng và nhiệt huyết của mình như khi làm startup. Chúng tôi chia sẻ văn hoá “5 Không”: Không sợ cái mới, Không sợ làm hỏng, Không sợ việc vặt, Không đắn đo, Không rạch ròi, Không đòi đường đẹp. Các nhóm làm sản phẩm mới được miễn giảm đa số các thủ tục hành chính, tài chính, nhân sự trong 18 tháng đầu, và có cơ chế cổ phần thưởng theo đóng góp, cấp bậc.”

Hiện tại, Topica đang triển khai chương trình “Tuyển dụng 22 CEO tương lai” với mục tiêu các quản lý trẻ sau 5 năm tôi luyện sẽ tạo dưng được startup của riêng mình, hoặc đảm nhiệm vị trí cấp CEO của các đơn vị thuộc Tổ hợp ở Đông Nam Á. Tất cả các vị trí này đều ưu tiên những người trẻ dưới 30 tuổi, có tố chất “Smart Creative” (Sáng tạo thông minh), không cần đúng ngành, và sẵn sàng xoá bỏ kinh nghiệm cũ. Các CEO tương lai sẽ có cơ hội được trải nghiệm 3 vị trí quản lý tại Hà Nội, TPHCM và Manila (Phillipines) trong 6 tháng đầu, trước khi chọn vị trí chính.
 
Thu Trang
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm