1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Hết phạt thương mại, EU “đánh” tiếp đồng rúp của Nga

(Dân trí) - Ngày 21/8 Hãng thông tấn RIA Novosti (Nga) đưa tin Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Chernetzky đã đề xuất xóa đồng Rúp của Nga (rubbe) khỏi doanh thu tài chính toàn cầu, biến nó thành đồng không chuyển đổi.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Tại sao Nokia dời dây chuyền từ Trung Quốc sang Việt Nam?
* Người dân lo lắng khi Bệnh viện Dầu khí Dung Quất ngừng hoạt động
* Hết phạt thương mại, EU “đánh” tiếp đồng rúp của Nga
* Trên 14,6 triệu giao dịch đã được thực hiện qua POS

“Đồng rúp sẽ được loại trừ khỏi doanh thu tài chính quốc tế”, ông Chernetzky nhấn mạnh tại Quốc hội Ba Lan.

Theo nhà chính trị này, việc các cường quốc trên thế giới từ chối hoạt động với đồng rúp phải trở thành một biện pháp "phòng ngừa xử phạt" đối với nền kinh tế Nga.
 
Tuy nhiên, việc kêu gọi các định chế tài chính toàn cầu hay các nền kinh tế khác loại bỏ đồng rúp khỏi các phương tiện thanh toán cũng như chuyển đổi được dự báo là khó khăn bởi Nga đã có nhiều bước chuẩn bị từ trước và đồng rúp đã được chấp nhận thanh toán, chuyển đổi với nhiều nền kinh tế khác nhau.
 
Bước đi tiếp theo của EU dường như đã nằm trong kế hoạch và dự tính của Nga bởi tháng 5 vừa qua trong cuộc gặp tại Bắc Kinh, Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc đã nhất trí đưa đồng nội tệ của hai nước này vào giao dịch thương mại song phương.
 
Ngày 9/8, Báo "Rossiyskaya Gazeta" cho biết các ngân hàng trung ương Trung Quốc và Nga đã nhất trí giao dịch bằng đồng nội tệ. Theo thỏa thuận này, các doanh nghiệp Nga khi giao dịch với đối tác Trung Quốc có thể tiếp cận hầu như không hạn chế đồng nhân dân tệ (NDT). Ngược lại các công ty Trung Quốc có thể thanh toán trực tiếp bằng đồng rúp.

Đồng Rúp (Ruble) của Nga (ảnh minh họa)

Đồng Rúp (Ruble) của Nga (ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, sự kiện được cho là khá “cay mũi” đối với Phương Tây và các nước EU khi ngày 29/5 mới đây các nhà lãnh đạo Nga, Belarus và Kazakstan vừa qua đã ký thỏa thuận thành lập Liên minh kinh tế Á - Âu (EEU) và sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2015.
 
Hiệp định là bước phát triển cao hơn Liên minh thuế quan giữa ba nước và là bước đệm để hình thành liên minh tiền tệ mới đối chọi với khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone). Hiện đồng Rúp của Nga được chấp nhận trong thanh toán ở các nước trong khu vực liên minh thuế quan chung Belarus và Kazakstan.

Ngoài Trung Quốc, khu vực thuế quan chung, đồng rúp của của Nga sẽ giữ vị trí thống lĩnh trong mối quan hệ thương mại với Bắc Triều Tiền. Nga cũng đang gia tăng liên minh kinh tế với các nước Tây Á và khu vực bắc Phi nhằm gia tăng ảnh hưởng của kinh tế cũng như tiền tệ của mình.

Nguyễn Tuyền
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước