Hậu chia tay: Mobifone và VNPT ra sao?

(Dân trí) - Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm cho thấy, doanh thu của Mobifone dù chỉ bằng một nửa nhưng lợi nhuận vẫn gấp 3 lần so với "mẹ" VNPT.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Con đường dựng nghiệp của “đại gia thuốc lào”
* Kế hoạch 5 năm của PVN phải điều chỉnh
* Kinh doanh thua lỗ triền miên, sân golf Phan Thiết bị xóa sổ
* Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu từ Lào
* Hình ảnh ông Dương Khiết Trì đến Hà Nội
* Hậu chia tay: Mobifone và VNPT ra sao?
* Hơn 54.000 doanh nghiệp đóng cửa, 456.000 tỷ đồng cũng "đóng băng"

Thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, trong 9 tháng đầu năm nay, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đạt doanh thu đạt 57.800 tỷ đồng, hoàn thành 75,4% kế hoạch; lợi nhuận đạt 1.926 tỷ đồng, hoàn thành 82,7% kế hoạch; thuê bao di động phát triển mới phát sinh cước là 1.400.000 thuê bao.

 

Trong khi đó, Công ty Thông tin di động (VMS - Mobifone) doanh thu chưa bằng một nửa so với VNPT nhưng lợi nhuận gấp 3 lần. Cụ thể, trong 9 tháng, VMS đạt 26.030 tỷ đồng doanh thu, hoàn thành 72% kế hoạch; lợi nhuận đạt 5.766 tỷ đồng, hoàn thành 79% kế hoạch. 

 

Chuyển Mobifone thành Tổng công ty trong năm nay

 

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, ngày 16/9/2014, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ về mô hình tổ chức và đổi tên Công ty Thông tin di động thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương tổ chức Công ty Thông tin di động VMS thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Bộ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phương án cổ phần hóa Tổng công ty viễn thông MobiFone trong năm 2014 theo đúng tiến độ.
 
Sau khi tách khỏi VNPT, MobiFone sẽ được cổ phần hóa trong năm nay
Sau khi tách khỏi VNPT, MobiFone sẽ được cổ phần hóa trong năm nay

 

Về việc chuyển VMS thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, đây là một bước đi quan trọng, cần thiết để bảo đảm lộ trình cổ phần hóa được thực hiện thành công, đạt hiệu quả cao đồng thời hoàn toàn phù hợp về mặt pháp lý cũng như thực tiễn hoạt động của Công ty VMS.

 

Thứ nhất, theo Quy hoạch phát triển viễn thông Việt Nam, mục tiêu tới năm 2020 hình thành 3-4 các tập đoàn, tổng công ty mạnh, hoạt động theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa trên cơ sở sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng, nguồn lực và tài nguyên viễn thông. Theo chiến lược kinh doanh trong giai đoạn tới, Công ty Thông tin di động MobiFone hướng tới sẽ trở thành Tập đoàn kinh tế về viễn thông mà nhà nước nắm cổ phần chi phối.

 

"Trong giai đoạn trước mắt, việc đổi tên thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone chuyên kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông sẽ làm tiền đề cơ sở cho Tổng công ty cạnh tranh lành mạnh trên thị trường viễn thông cùng với các Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel)", Bộ cho biết.

 

Bên cạnh đó, Công ty VMS đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chí để hoạt động như tổng công ty với vốn điều lệ trên 12.000 tỷ đồng (cao hơn quy định là 1.800 tỷ đồng) và mạng lưới trải khắp đất nước. Công ty có đủ năng lực tài chính để đầu tư cho các công ty con và các công ty liên kết: trong giai đoạn 2011-2013, doanh thu bình quân của Công ty đạt 37.140 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 6.606 tỷ đồng; mức nộp ngân sách đạt 3.963 tỷ đồng. 
 
Công ty VMS cũng là một doanh nghiệp quy mô lớn, địa bàn hoạt động trải rộng khắp toàn quốc và cũng đã tiến hành đầu tư kinh doanh tại một số thị trường quốc tế với chi nhánh tại Hồng Kông, Myanmar, Hoa Kỳ. Nhiều năm liền, Công ty là một trong năm (5) doanh nghiệp nhà nước có mức nộp thuế cho Nhà nước lớn. Bản thân Công ty cũng đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

 

Sắp xếp lại một loạt công ty con của VNPT

 

Về tái cơ cấu VNPT, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Bộ cũng đã chỉ đạo sát sao việc thực hiện tái cơ cấu phần còn lại của VNPT, trong đó tập trung vào các hoạt động: thoái vốn tại các công ty cổ phần; tập trung hoạt động sản xuất kinh doanh vào ngành nghề kinh doanh chính, có thế mạnh.

 

Ngày 3/10/2014 vừa qua, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức thành Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (VNPT-Vinaphone) trên cơ sở Công ty Dịch vụ viễn thông, Tổng công ty Truyền thông (VNPT-Media) trên cơ sở Công ty Truyền thông, Tổng công ty Hạ tầng (VNPT-Net) trên cơ sở Công ty Hạ tầng.

 

Phương Dung

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”