Hàng trăm người khiếu nại cổng thanh toán Vietpay

(Dân trí) - Nội dung khiếu nại của người tiêu dùng trong 4 tháng đầu năm chủ yếu tập trung khiếu nại CTCP thanh toán điện tử Việt (Vietpay) với tổng giá trị tranh chấp hàng tỷ đồng.

Khiếu nại trong lĩnh vực viễn thông – truyền hình chiếm tỷ lệ lớn nhất.
 Khiếu nại trong lĩnh vực viễn thông – truyền hình chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Lý giải tỷ lệ thất nghiệp thấp: Tính theo kiểu Việt Nam
* Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về kinh tế sau 10 năm nữa
* Chết thèm bên mâm cỗ
* Nga sẽ cung cấp máy bay Sukhoi Super Jet cho Việt Nam
* Chứng khoán đầu tuần mới: VN-Index hướng tới mốc 650 điểm

Thông tin từ Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương cho hay, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2014, cơ quan này đã tiếp nhận và xử lý tổng số 790 khiếu nại từ người tiêu dùng, gấp hơn 3 lần so với cả năm 2013 (năm ngoái chỉ có 215 khiếu nại).

Theo số liệu thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2014, cứ mỗi tháng, trung bình Cục lại tiếp nhận và xử lý trên 100 khiếu nại. Đặc biệt, tháng 2/2014, Cục tiếp nhận đến 205 khiếu nại từ người tiêu dùng. 

Nội dung khiếu nại của người tiêu dùng trong 4 tháng đầu năm chủ yếu tập trung khiếu nại Công ty Cổ phần thanh toán điện tử Việt (Công ty Vietpay) với tổng giá trị tranh chấp lên đến hàng tỷ đồng. Trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2014, số khiếu nại trung bình Cục tiếp nhận là 50 khiếu nại/tháng.

Trong các phương thức tiếp nhận khiếu nại, Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng (calling center qua số điện thoại  04. 39387846) là kênh tiếp nhận nhiều khiếu nại nhất với số lượng là 647 cuộc gọi đến (chiếm tỷ lệ 81,8% tổng số khiếu nại). Sau đó là điện thoại cố định (04. 22205022) với tỷ lệ 10,3%. Khiếu nại trực tiếp trên website bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chiếm 5,4% và khiếu nại qua đường văn thư (bưu điện) chỉ chiếm 2,5% tổng số khiếu nại.

Mặt khác, số liệu từ các vụ việc khiếu nại trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gửi tới Cục Quản lý cạnh tranh cũng cho thấy, sản phẩm và dịch vụ bị khiếu nại rất đa dạng, từ những sản phẩm đặc biệt có giá trị lớn như bất động sản, phương tiện vận tải, đến sản phẩm có giá trị nhỏ hơn như hàng hóa, dịch vụ thường ngày, giáo dục, giải trí...

Trong các lĩnh vực hàng hóa bị khiếu nại, viễn thông – truyền hình chiếm tỷ lệ lớn nhất với 585 khiếu nại (chiếm 74% tổng số khiếu nại). Đa số các nhóm hàng hóa còn lại đều nằm dưới mức 10% như: hàng hóa, dịch vụ thường ngày; điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng; bất động sản, nhà ở; phương tiện vận tải; y tế; dịch vụ tài chính, ngân hàng và nhóm hàng hóa khác. Đặc biệt, một số nhóm nằm ở tỷ lệ dưới 1% gồm: du lịch; giáo dục, giải trí; năng lượng, môi trường; Internet, máy tính...

Để đảm bảo quyền lợi của mình, Cục Quản lý cạnh tranh khuyến cáo người tiêu dùng chủ động tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan, phát hiện các hành vi có dấu hiệu vi phạm và chủ động bảo vệ quyền lợi của chính mình thông qua việc sử dụng các phương thức tiếp nhận và xử lý khiếu nại tại các cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong đó có Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương.

Bích Diệp
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”