Hàn Quốc trông chờ Asean giúp đỡ trong "thương chiến" với Nhật Bản
(Dân trí) - Mối quan hệ giữa hai bên ngày càng trở nên căng thẳng trong những tháng gần đây trong bối cảnh yêu cầu bồi thường thời chiến và kiềm chế xuất khẩu. Một sự can thiệp của các đối tác thương mại trong khu vực là chìa khóa để bình thường hóa quan hệ? Seoul dường như đang nghĩ vậy.
Hàn Quốc đang lên kế hoạch kêu gọi sự giúp đỡ từ các đối tác trong khu vực trong nỗ lực mới nhất nhằm thuyết phục Nhật Bản hủy bỏ các hạn chế xuất khẩu, trong bối cảnh tranh chấp thương mại leo thang giữa hai nước.
Tại một cuộc họp cấp bộ trưởng giữa đại diện của Nhật Bản, Hàn Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) gồm 10 thành viên sẽ diễn ra tại Bangkok vào tuần tới, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha sẽ “nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do và công bằng trong thương mại”, văn phòng thương mại Hàn Quốc nói với các nhà báo hôm thứ Năm vừa rồi.
Nhật Bản đã đưa ra những hạn chế mới đối với hàng xuất khẩu công nghệ cao được sử dụng trong các ngành công nghiệp bán dẫn và điện tử của Hàn Quốc hồi đầu tháng này, với lý do là việc quản lý không chặt chẽ các nguyên vật liệu, có thể được sử dụng để chế tạo vũ khí.
Nhưng Seoul đã cáo buộc rằng động thái này là một sự trả đũa của Nhật Bản đối với các phán quyết của tòa án Hàn Quốc khi ra lệnh cho các công ty Nhật Bản bồi thường cho các nạn nhân của những lao động bị cưỡng bức thời chiến..
“Chiến lược của Hàn Quốc khi nhấn mạnh tầm quan trọng của thương mại tự do, phù hợp với “tinh thần Asean', đặc biệt là vào thời điểm hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á này đang nhấn mạnh nguyên tắc thương mại tự do hơn nữa bởi vì phải chịu áp lực từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung”. Choi Yoon-jung, nhà nghiên cứu thuộc khoa nghiên cứu chiến lược ngoại giao tại Viện Sejong của Hàn Quốc cho biết.
“Việc Hàn Quốc tuyên truyền lợi ích của thương mại tự do tại các cuộc họp của Asean, sẽ gửi một thông điệp ngầm tới Nhật Bản”. Chuyên gia nói thêm.
Mối quan hệ giữa hai bên ngày càng trở nên căng thẳng kể từ khi tòa án tối cao của Hàn Quốc năm ngoái yêu cầu một nhà sản xuất thép Nhật Bản bồi thường cho các nạn nhân của lao động bị cưỡng bức, xuất phát từ việc Nhật Bản thuộc địa hóa bán đảo Triều Tiên trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Tranh chấp thương mại của hai quốc gia, xảy ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc, đã khiến các nhà kinh tế gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự gián đoạn giữa các chuỗi cung ứng công nghệ và các tác động lớn đối với nền kinh tế toàn cầu.
Các quan chức Hoa Kỳ và các thành viên của Quốc hội nước này đã chia sẻ mối quan ngại của họ về tác động có thể có đối với thương mại toàn cầu từ các hành động của Nhật Bản
Bong Young-sik, thuộc Viện nghiên cứu Bắc Triều Tiên tại Seoul, cho biết, nhiều khả năng Asean hoặc Mỹ sẽ không can thiệp trừ khi tranh chấp bắt đầu trực tiếp làm tổn hại tớ lợi ích kinh tế của họ.
“Điều quan trọng là xử lý hậu quả của các phán quyết của tòa án Hàn Quốc đối với vụ việc những lao động bị cưỡng bức, ông Bong nói, mô tả đây là nguyên nhân gốc rễ của vụ tranh chấp thương mại.
Seoul hiện đang chuẩn bị cho việc kiềm chế xuất khẩu khi Tokyo có thể sẽ loại bỏ Hàn Quốc khỏi danh sách trắng của họ, danh sách “các đối tác thương mại đáng tin cậy và giảm thuế đối với với 40 loại sản phẩm, ảnh hưởng đến 1.100 mặt hàng cụ thể”
“Tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae-in sẽ có thể phải đưa ra một thỏa hiệp với Nhật Bản, trước cuộc bầu cử quốc hội quan trọng vào tháng 4 tới nếu thiệt hại ngày càng tăng đối với nền kinh tế của họ”, Bong, thuộc Đại học Yonsei nói.
Thùy Dung
Theo Scmp