1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Hạn chế người nước ngoài mua nhà VN: Đừng lặp lại một luật đã thất bại

(Dân trí) - “Trong khi rất nhiều người Việt Nam có tiền mua nhà ở nước ngoài thì chúng ta lại rất vô lý khi lo sợ có người nào đó ham muốn mua nhà Việt Nam”.

Tồn kho bất động sản vẫn còn rất lớn dù thị trường đã có dấu hiệu ấm hơn
Tồn kho bất động sản vẫn còn rất lớn dù thị trường đã có dấu hiệu ấm hơn
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Vì sao bệnh viện 40 triệu USD bỏ hoang?
* Việt Nam sắp vào sân chơi với các "đại gia"
* Hà Nội sẽ phát hành 3000 tỷ đồng trái phiếu xây dựng Thủ đô
* Không chịu trả nhà ở công vụ, sẽ cưỡng chế
* “Mỹ có thể bán máy bay do thám P-3 cho Việt Nam”
* Lương ‘khủng’ lãnh đạo tập đoàn: Mới chỉ phần nổi

Mở cửa cho người nước ngoài mua nhà được đánh giá là sẽ làm tăng thêm lượng cầu cho thị trường, góp phần giải quyết "núi" hàng tồn kho đang tập trung chủ yếu tại phân khúc cao cấp hiện tại. Bên cạnh đó, vốn thu hồi từ việc bán căn hộ chung cư cho người nước ngoài cũng sẽ tạo cú hích phục hồi thị trường bất động sản và giúp thị trường trở lên lành mạnh hơn.

Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ 1/7/2015 được Bộ Xây dựng trình lên Quốc hội tập trung theo hướng mở rộng đối tượng và điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài. Theo quy định của dự thảo luật được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào tháng 8/2014 thì cả Việt kiều và cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam là được sở hữu nhà ở.

Tuy nhiên, do có ý kiến lo ngại việc "mở cửa" quá rộng cho người nước ngoài vào mua nhà tại Việt Nam sẽ dẫn tới các trường hợp lợi dụng chính sách, gây lũng đoạn thị trường, lo ngại an ninh quốc phòng, dự thảo luật trình hội nghị đại biểu chuyên trách hôm 10/9 đã bỏ quy định chỉ cần được phép nhập cảnh vào Việt Nam là được sở hữu nhà ở.

Việc sửa đổi này khiến thị trường có phần "hụt hẫng", gây thất vọng cho khá nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cũng như chuyên gia trong ngành.

Khi được hỏi về việc phía cơ quan chủ quan trình dự thảo luật có ý kiến như thế nào khi hướng sửa luật có phần khác với đề xuất ban đầu, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nói ngắn gọn: "Quyết định ra sao thì thuộc quyền Quốc hội, do Quốc hội quyết, nhưng Bộ vẫn muốn đề xuất và sẽ tiếp tục đề xuất".

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM cho rằng, quy định "phải học tập, làm việc, sinh sống tại Việt Nam" đã làm hạn chế, thậm chí mất tác dụng của chủ trương mở rộng điều kiện cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Quy định này cũng chẳng khác nào quy định cá nhân nước ngoài phải có visa nhập cảnh vào Việt Nam 6 tháng, 12 tháng trước đây.

Đồng quan điểm với ông Châu, ông Nguyễn Văn Đực - Phó Tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành thẳng thắn: "Đây từng là nguyên nhân thất bại của Luật Nhà ở 2005 khi mà trong suốt 8 năm thị trường chỉ bán được 400-500 căn cho người nước ngoài. Bây giờ chúng ta lại lặp lại một luật đã thất bại nữa là cực kì vô lý. Nếu nhà nước không muốn người nước ngoài mua nhà thì tốt nhất hãy ra một nghị quyết rõ ràng. Còn cho mua mà không ai mua được thì chỉ giống như câu chuyện Tấm Cám nhặt thóc".

Theo ông Nguyễn Văn Đực, trong khi rất nhiều người Việt Nam có tiền mua nhà ở nước ngoài thì chúng ta lại rất vô lý khi lo sợ có người nào đó ham muốn mua nhà Việt Nam. "Họ mua nhà xong cũng muốn cùng xây dựng môi trường sống chứ không lẽ họ phá hoại. Việc lo ngại người nước ngoài vào sẽ làm thị trường bất động sản phát triển nóng, giá nhà tăng vọt cũng chỉ là lo ngại ảo, không có cơ sở", ông Đực nói.

Có phần "nặng nề" hơn, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng, việc Dự thảo luật nhà ở chưa mở đã siết cũng bởi tư tưởng "ẫu trí, hậu tiến và tư tưởng Bonsevich". "Việc gì mà không cho người ta mua nhà, người ta đâu có ôm đi được đâu đâu mà sợ. Hiện nay đã hội nhập rồi, mình qua Mỹ mua nhà được thì người ta vác tiền mua nhà mình cũng được chứ sao", ông nói.

Ông Thành cũng cho rằng, đã đến lúc các nhà làm chính sách Việt Nam nên thay đổi tư duy và cởi mở hơn cho phù hợp với xu thế. Mở cửa cho người nước ngoài vào mua nhà sẽ tạo thêm lực cầu cho thị trường, tạo đầu ra cho sản phẩm.

"Mình còn phải trải thảm cầu người ta vào mua phân khúc cao cấp. Cái chết hiện tại là các phân khúc cao cấp quá nhiều không có người mua. Nước ngoài người ta vào mua cho thì tốt quá", ông Thành nói.

 Phương Dung
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm