1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Hai ngày biểu tình, kinh tế Hồng Kông ra sao?

(Dân trí) - Hồng Kông vốn là nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào dịch vụ tài chính - ngân hàng, logictis và du lịch. Việc bùng nổ biểu tình trong hai ngày dẫu ngắn nhưng đã tác động trực tiếp lên thị trường tài chính lớn nhất nhì Châu Á.

Sau hai ngày diễn ra cuộc biểu tình rầm rộ nhất kể từ khi Hồng Kông được Anh trao trả (1997), thị trường tài chính và kinh tế Hồng Kông bước đầu chịu tác động và có dấu hiệu “ngấm đòn”.

Thị trường Chứng khoán Hồng Kông ghi nhận giảm điểm hôm thứ 3 (30/9)
Thị trường Chứng khoán Hồng Kông ghi nhận giảm điểm hôm thứ 3 (30/9)

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Cải tạo chung cư cũ: Doanh nghiệp đang lỗ nặng?
* Kỳ dị quán nhậu sâu bọ, rắn rết giá rẻ ở vỉa hè Hà Nội
* Săn “quái vật” của mùa màng xuất sang Trung Quốc
* Trưởng đặc khu Hồng Kông yêu cầu “ngừng ngay” biểu tình
* Hai ngày biểu tình, kinh tế Hồng Kông ra sao?
* VN-Index suýt bị ép về dưới mốc 595

Tác động rõ rệt nhất chính là chứng khoán, một trong hai chỉ số chứng khoán lớn, có vốn hóa thị trường cao của Trung Quốc đã suy giảm. Đó là chỉ số chứng khoán Hồng Kông (Hang Seng). Chỉ số Hang Seng đã giảm 1,23% trong hai ngày diễn ra biểu tình. Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính hang tin Bloomberg, với đà giảm hơn 1,2% như hiện nay, mỗi ngày thị trường chứng khoán Hồng Kông mất đi khoảng 1,46 tỷ đô la giá trị cổ phiếu.

Sau chứng khoán, các định chế tài chính và hệ thống ngân hàng là đố tượng thứ 2 chịu tác động. Standard Chartered, HSBC Holdings, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Trung Quốc và CITIC cũng đều nằm trong số các ngân hàng có hoạt động bị ảnh hưởng bởi những cuộc biểu tình.

Cổ phiếu của quỹ HSBA.L - liên doanh giữa Ngân hàng HSBC và 1 công ty của Hồng Kông đã tuyên bố giảm 2,3% trị giá cổ phiếu vào ngày hôm qua. Ngân hàng Standard Chartered (Anh) cũng chuẩn bị lên phương án để đối phó với người biểu tình. Cơ quan quản lý tiền tệ (HKMA – vai trò như Ngân hàng TW Hồng Kông) đã đưa nhiều 29 chi nhánh, văn phòng của hơn 17 ngân hàng tại đặc khu này vào tình trạng đóng cửa vì lo sợ người biểu tình. Ngân hàng DBS (Singapore) đã phải đóng cửa tạm thời 1 chi nhánh tại Hồng Kông.

Vàng là nơi trú ẩn an toàn mỗi khi có biến động chính trị, tuy nhiên thị trường vàng tại Trung Quốc – nước có dự trữ và tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới không có dấu hiệu bị ảnh hưởng. Các chuyên gia của HSBC nhận định trên CNBC sáng nay: Trung Quốc đang vào tuần nghỉ lễ Quốc khánh (10 -10) của họ và những dự đoán biểu tình ở Hồng Kông khó có thể lan sang Trung Quốc lục địa nên thị trường vàng khá yên ắng.

Kinh tế Hồng Kông trong ba tháng trở lại đây được đánh giá khá ổn định, dù có 1 số chỉ tiêu giảm nhẹ như Chỉ số sản xuất (PMI) được  HSBC khảo sát hoạt tháng 9/2014 chỉ 50,2, so với dự đoán là 50,5%.

Nguyễn Tuyền
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm